CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
4
1
0
1
4
Nhân vật lịch sử từ thời dựng nước đến thế kỷ X 21 Tháng Mười 2011 2:05:00 SA

10. MAI THÚC LOAN

Tên : Mai Huyền Thanh.

Quê ở Mai Phụ (gò họ Mai), tên Nôm là Kẻ Mỏm, một làng chuyên làm muối ở ven biển phía Nam châu Hoan nay thuộc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Ông theo họ mẹ, lên sinh sống với mẹ ở Ngọc Trừng thuộc huyện An Đàm (Nghệ An). Nhà nghèo, ông phải làm nghề rừng, đi kiếm củi, rồi làm gia nhân cày ruộng, chăn trâu cho hào trưởng địa phương. Ông rất khỏe và thông minh, nước da đen bóng, võ nghệ cao cường, tiếng vang cả vùng.

Theo luật lệ nhà Đường, hàng năm dân chúng phải đi phu, làm lao dịch cho chính quyền đô hộ từ 20 đến 50 ngày. Lao dịch vất vả luôn năm, dân tình ta thán. Mai Thúc Loan cùng chung cảnh ngộ, đã hô hào dân phu cùng nổi lên phản kháng bọn quan lại đô hộ vào năm 722. Sau khi làm chủ cả vùng đất Hoan, Diễn, Ái, ông liền tự xưng đế, lấy thành Vạn An (Nghệ An) làm kinh đô. Sử thường  gọi ông là vua Đen họ Mai (Mai Hắc Đế). Sau khi lên ngôi, Mai Thúc Loan còn mở rộng việc giao thiệp nhằm liên kết các nước Champa, Chân Lập và cả Kim Lân (Myanmar ngày nay) để cùng tham gia công cuộc đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường (Trung Quốc). Được sự trợ giúp của các nước láng giềng, quân của Mai Hắc Đế tiến ra đồng bằng Bắc bộ đánh chiếm phủ thành, làm chủ toàn cõi An Nam đô hộ phủ (gồm miền Bắc từ Bắc Bộ đến đèo Ngang và một phần đất phía Nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây)).

Cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế có quy mô rộng lớn, thế lực khá mạnh, ảnh hưởng chấn động cả Lĩnh Nam. Ngày nay, tại di tích thành cổ Vạn An (Nghệ An) còn đền thờ ông dựng trên núi Vệ và trong thung lũng núi Hùng. Trong đền còn lưu giữ cuốn Tiên Chân bảo huấn tân kinh có bài thơ tưởng nhớ uy đức của Mai Hắc Đế với nội dung :

“Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng,

Vạn An thành lũy khói hương xông,

Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,

Trăm trận Lý – Đường phục võ công.

Lam thủy trăng in, tăm ngạc lặn,

Hùng sơn gió lặng, khói lang không.

Đường đi cống vải từ đây dứt,

Dân nước đời đời hưởng phúc chung”.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

(Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 3 của Hội Đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007).

 


Số lượt người xem: 3492    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm