SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
4
3
1
2
8
Tin tức sự kiện 02 Tháng Mười Một 2010 4:20:00 CH

Nội dung cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bện; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

1. Quyền và nghĩa vụ của người bệnh

Người bệnh có quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế: Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh; Được tôn trọng bí mật riêng tư; Được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật)

Người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khám, chữa bệnh và nhân viên y tế khác; chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh; chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh (Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.)

2. Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám, chữa bệnh

Người hành nghề có quyền được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác …..

Người hành nghề có quyền được nâng cao năng lực chuyên môn; được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh; được bảo đảm an toàn khi hành nghề.

Người hành nghề có nghĩa vụ đối với người bệnh: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hoà nhã với người bệnh. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

3. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnhtheo quy định của pháp luật. Được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết….

4. Một số hành vi bị cấm

Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu. Thuê, mươin, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh. Vi phạm quyền của người bệnh; tẩy xoá, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề khám, chữa bệnh. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh….

Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư Pháp Quận 8


Số lượt người xem: 4304    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm