SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
0
5
5
8
7
Tin tức sự kiện 05 Tháng Bảy 2013 2:15:00 CH

Thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm Hành chính năm 2012

1. Thẩm quyền xử phạt: Luật quy định bổ sung thêm một số chức danh khác có thẩm quyền xử phạt để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước như: Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát GTĐB, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng CA cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát PC,CC các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát PCCC

Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa.

Luật cũng sửa đổi tên gọi của một số chức danh có thẩm quyền xử phạt theo quy định hiện hành của các văn bản có liên quan như Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện đổi thành Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng thi hành án cấp quân khu, Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (Luật Thi hành án dân sự năm 2008); Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.

Luật quy định giao thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả mới cho các chức danh, trên cơ sở đánh giá sự phù hợp giữa tính chất của các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả mới với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chức danh đó.

3. Quy định về mức phạt tiền của các chức danh từ Điều 38 đến Điều 51 của Luật XLVPHC được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp, tăng thẩm quyền xử phạt cho các chức danh cơ sở - là cấp trực tiếp phát hiện, thụ lý phần lớn các vụ việc vi phạm hành chính, nhằm nâng cao sự chủ động của các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở, giảm tình trạng dồn việc xử phạt lên cấp trên, góp phần nâng cao tính kịp thời, thiết thực, hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính.

Để mức phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt gắn liền với các lĩnh vực quản lý nhà nước và mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quy định tại Điều 24,

Luật thay đổi cách thức quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền theo hướng không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một mức phạt tiền cố định đối với tất cả các chức danh như Pháp lệnh XLVPHC mà quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24 của Luật, đồng thời có khống chế mức trần đối với một số chức danh có thẩm quyền chung hoặc xử phạt trong nhiều lĩnh vực.

 Việc quy định mức phạt tiền theo tỷ lệ phần trăm đối với các chức danh cụ thể trong Luật được quy định theo các tiêu chí, điều kiện sau đây:

- Thẩm quyền xử phạt tiền của từng chức danh trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cũng được quy định dựa trên chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan đó.

 Luật quy định mức phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt được xác định theo “các lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật” đối với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt chung (Chủ tịch UBND các cấp, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra) hoặc các cơ quan thực hiện chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

 - Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành (thuế, hải quan, kiểm lâm...), mức phạt tiền được quy định cụ thể là trong lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan, chức danh đó quy định tại Điều 24 của Luật.

- Đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt cấp cơ sở là chiến sĩ, cảnh sát viên, thanh tra viên, mức phạt được quy định từ 1% đến 2% mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tương ứng quy định.

- Tùy theo cơ cấu, tổ chức của từng cơ quan/lực lượng có thẩm quyền xử phạt, mức phạt theo tỷ lệ phần trăm được chia thành các mức khác nhau từ 3% đến 50% tùy theo cấp quản lý và số lượng các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong cơ quan/lực lượng đó. Các cơ quan/lực lượng có nhiều chức danh, nhiều cấp có thẩm quyền xử phạt như công an nhân dân, cảnh sát biển, tỷ lệ phần trăm được chia thành các mức 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, 50% và mức tối đa, nhưng cơ quan có thẩm quyền chung có ít cấp xử phạt như: Chủ tịch UBND, tỷ lệ phần trăm chỉ được quy định thành ba mức là 10%, 50% và mức tối đa; cơ quan thanh tra, tỷ lệ phần trăm được quy định thành ba mức là 50%, 70% và mức tối đa.

* Ví dụ Điều 38 quy định

1. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:

Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Đ24 nhưng không quá 5.000.000 đồng;

2. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:

Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

3. Mức phạt của người có thẩm quyền xử phạt liền kề với người có thẩm quyền phạt đến mức tối đa trong từng lĩnh vực quản lý NN về cơ bản được quy định là 50% mức phạt tối đa của lĩnh vực đó.

Ví dụ: Thẩm quyền của Cục trưởng Cục an ninh chính trị nội bộ là phạt đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng thì cấp dưới liền kề của chức danh này là Giám đốc công an cấp tỉnh là 50% mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực tương ứng.

Luật bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt tại Điều 52. Theo đó, thẩm quyền xử phạt VPHC của các chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật XLVPHC đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tiền đối với VPHC trong khu vực nội thành, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi VPHC do CP quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi VPHC do HĐND thành phố trực thuộc TW quy định áp dụng trong nội thành.

Bên cạnh đó, Điều 53 Luật XLVPHC quy định trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi thì các chức danh đó có thẩm quyền xử phạt, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong việc áp dụng quy định về thẩm quyền xử phạt VPHC.

Về vấn đề giao quyền xử phạt, đây là quy định kế thừa từ quy định ủy quyền của Pháp lệnh XLVPHC. Luật thể hiện rõ cơ chế giao quyền theo hướng: người có thẩm quyền xử phạt có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Cấp phó được giao quyền xử phạt VPHC phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Người được giao quyền không được giao quyền hoặc ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác.

Luật cũng quy định việc giao quyền có thể được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

2. Thủ tục xử phạt VPHC: Xử phạt VPHC không lập BB và có lập biên bản

- Thủ tục xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định XPVPHC tại chỗ.

 - Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi VPHC mà pháp luật quy định có thể áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân từ 250.000 đồng trở lên, đối với tổ chức từ 500.000 đồng trở lên, áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính….

Các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục lập biên bản, biên bản VPHC tại Điều 58 cơ bản kế thừa quy định của Điều 55 Pháp lệnh đồng thời bổ sung quy định trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

  Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

 

(Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8)

 

 


Số lượt người xem: 7434    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm