SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
4
3
1
9
Tin tức sự kiện 05 Tháng Ba 2016 9:50:00 SA

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh do virut MERS-CoV và virust Zika trên địa bàn Quận 8

Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới trong năm 2015 và đầu năm 2016, dịch bệnh MERS- CoV đang diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông và trên thế giới, ngoài ra, có 31 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới thông báo các trường hợp nhiễm virut Zika, trong đó có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đang bị lây lan mạnh.

Tại nước ta, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virut Zika và chưa ghi nhận trường hợp mắc Hội chứng viêm đường hô hấp do virut MERS- CoV gây ra.

Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xâm nhập vào nước ta, vì vậy người dân nên chủ động phòng ngừa dịch bệnh do virut MERS-CoV và virust Zika.

Vậy virut MERS-CoV và virust Zika là gì, vì sao cần phải phòng, chống bệnh này.

1. Virus MERS cùng họ với virus SARS

- MERS còn được gọi là MERS-CoV, cùng họ với virus Corona gây hội chứng hô hấp cấp SARS. Ước tính SARS đã cướp đi sinh mạng khoảng 800 người trên toàn cầu trong năm 2003. SARS ảnh hưởng đến sức khỏe hầu hết mọi người, kể cả người trẻ tuổi. Còn MERS xảy ra chủ yếu ở những người đã có sẵn bệnh mạn tính như tiểu đường, tim hoặc bệnh thận.

- Cơ chế lây lan: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, virus này có thể lây lan qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy MERS lây lan qua những tiếp xúc thông thường như đi du lịch chung, ngồi trên cùng xe buýt hoặc máy bay.

- Triệu chứng

Các triệu chứng nhiễm virus bao gồm khó thở, sốt, ho và tiêu chảy, sau đó có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Thông thường mất khoảng 5 đến 14 ngày, các triệu chứng mới xuất hiện ở người bị nhiễm bệnh.

- Chưa có văcxin

Hiện tại chưa có văcxin và thuốc điều trị virus MERS. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị dựa trên các triệu chứng của bệnh như khó thở và sốt.

- Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn

Một bệnh nhân nhiễm MERS đầu tiên ở Mỹ đã được điều trị phục hồi hoàn toàn. Kết quả theo dõi sau đó cho thấy không có bất kỳ người nào tiếp xúc gần với bệnh nhân đó có dấu hiệu lây nhiễm virus này.

- Phòng bệnh

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.

Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.

Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.

Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén... ) với người nhiễm bệnh.

Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa...

Đối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.

2. Virut Zika:

            - Virut Zika là gì:  Zika virus, cùng họ Flaviviridea với virus gây bệnh Sốt xuất huyết Dengue được phân lập lần đầu tại Uganda vào năm 1947. Bệnh nhân đầu tiên bị bệnh do Zika virus được báo cáo năm 1952 và từ đó chỉ gây những ca bệnh nhẹ, lẻ tẻ tại châu Á và châu Phi. Bệnh lây truyền qua trung gian là các loài muỗi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus – phát triển mạnh tại Việt Nam và là véc tơ chính của bệnh Sốt xuất huyết Denngue.  Vì có cùng một đường lây truyền với bệnh Sốt xuất huyết Dengue, bệnh do virus Zika có thể được phòng ngừa nếu mọi người, mọi nhà cùng thường xuyên hành động diệt muỗi, diệt lăng quăng.

* Triệu chứng lâm sàng

- Chỉ có 20% bệnh nhân nhiễm virus Zika có biểu hiện triệu chứng lâm sàng

- Các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau khớp, phát ban và viêm kết mạc. Ngoài ra có thể gặp đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài trong khoảng 2-7 ngày.

- Thời gian ủ bệnh hiện chưa được biết rõ nhưng có thể trong vòng vài ngày cho đến 1 tuần.

- Các biểu hiện nặng của virus Zika bao gồm: viêm não, hội chứng Guillain-Barré.

*Điều trị

Hiện nay chưa có vắc-xin và điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm:

- Nghỉ ngơi

- Bù dịch chống mất nước

- Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol

- Không dùng aspirin và NSAIDs (ibuprofen) cho đến khi loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Trường hợp bị nhiễm virus Zika cần tránh bị muỗi đốt trong vòng 1 tuần đầu của bệnh nhằm tránh lây lan cho cộng đồng.

*Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu.

- Hạn chế đến các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch Zika bùng phát.

- Đối với du khác đến các nước đang có dịch, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần chú ý phòng và tránh bị muỗi đốt bằng cách:

+ Mặc quần áo dài tay

+ Dùng các thuốc xua muỗi

+ Mắc màn khi đi ngủ

- Khách du lịch khi có bất kỳ triệu chứng giống sốt xuất huyết Dengue hoặc nghi ngờ do virus Zika khởi phát trong vòng 3 tuần sau khi trở về vùng dịch cần đến các cơ sở y tế.

- Phụ nữ có thai đã từng du lịch đến vùng có virus Zika lưu hành cần khai báo cho bác sĩ trong quá trình khám thai để có các biện pháp đánh giá và theo dõi thích hợp.

Trường Giang – Phòng VH&TT Quận 8 


Số lượt người xem: 1541    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm