SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
5
1
0
0
0
Tin Kinh tế - Quản lý tài chính 12 Tháng Mười Một 2021 8:45:00 SA

2021 - NĂM XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TP.HCM GẮN VỚI 6 CHỈ TIÊU KINH TẾ

TP.HCM lựa chọn năm 2021 là năm xây dựng chính quyền đô thị, với 20 chỉ tiêu dự kiến. Trong đó, có các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) là 6%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%.

2021 - Năm xây dựng chính quyền đô thị TP.HCM gắn với 6 chỉ tiêu kinh tế TP.HCM lựa chọn năm 2021 là năm xây dựng chính quyền đô thị, với 20 chỉ tiêu dự kiến. Trong đó, có các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) là 6%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%.

Tại hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI, đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đã trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố năm 2020, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2021.

Theo đó, thành phố xác định chủ đề năm 2021 là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Thành phố đề ra mục tiêu tổng quát năm 2021 là tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Cùng với đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền đô thị; chú trọng phát triển văn hóa, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc.

UBND TP.HCM đưa ra 20 chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2021. Cụ thể, về kinh tế có 6 chỉ tiêu, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) là 6%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 5,7%/năm.

Về xã hội có 6 chỉ tiêu, phấn đấu tạo việc làm mới cho 140.000 lao động; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố, phấn đấu đạt tỷ lệ 20,2 bác sĩ/vạn dân, 42 giường bệnh vạn dân; tiếp tục duy trì đạt 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi)…

Có 5 chỉ tiêu về đô thị và môi trường, trong đó phấn đấu tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 12,76%, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố đạt 2,26 km/km2; diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,55m2/ người…

Về cải cách hành chính có 2 chỉ tiêu là phấn đấu thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR - index); tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 91% trở lên. Và 1 chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội.

Để đạt được các chỉ tiêu trên, UBND thành phố đề ra 9 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thành phố sẽ đẩy mạnh thiết kế đô thị phục vụ quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Một trong những giải pháp trọng tâm là tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Theo đó, thành phố sẽ triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM. Cùng với đó là chủ động mời gọi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án thuộc đề án xây dựng thành phố thông minh, đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông; các dự án hạ tầng giao thông, chống ngập, xử lý nước thải… Thực hiện chương trình cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh đảm bảo ý nghĩa thiết thực, đổi mới phương thức phục vụ chính quyền.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm do tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19 nhưng với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp và đồng lòng, chung sức của người dân, năm 2020, việc phục hồi kinh tế của thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế đạt mức tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ (không để tăng trưởng GRDP âm). Cụ thể, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,43% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tăng 2,17%; ngành thương mại bán buôn và bán lẻ có giá trị gia tăng cao hơn 6,64% so với cùng kỳ… Đồng thời, thành phố đã đảm bảo an sinh xã hội; các hoạt động văn hóa được tổ chức chu đáo, phù hợp với tình hình dịch bệnh, đạt nhiều kết quả gắn với chủ đề năm 2020: “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

Chính quyền đô thị - nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước: Quốc hội đã thông Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Một trong những quy định được đông đảo cử tri và xã hội quan tâm là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố thuộc TP.HCM. Theo đó, Nghị quyết quy định HĐND thành phố thuộc thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, trong đó bao gồm dự toán ngân sách của phường trực thuộc; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của UBND phường trực thuộc; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp mình trên địa bàn phường trực thuộc; giám sát hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND phường trực thuộc.

Đối với UBND và Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định các nội dung theo quy định của Nghị quyết này và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND; căn cứ vào nghị quyết của HĐND thành phố thuộc thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của thành phố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho UBND phường trực thuộc; quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc.

Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM hành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường trực thuộc; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường trực thuộc; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND phường trực thuộc.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định: Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch HĐND, 2 phó chủ tịch HĐND và các ủy viên là Trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Ban của HĐND thành phố gồm Trưởng ban, 2 phó Trưởng ban và các ủy viên. Trưởng ban của HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND thành phố là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Mỗi ban của HĐND thành phố có 1 ủy viên hoạt động chuyên trách.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.

Định kỳ 3 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết.

Tại hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI, đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đã trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố năm 2020, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2021.

Theo đó, thành phố xác định chủ đề năm 2021 là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Thành phố đề ra mục tiêu tổng quát năm 2021 là tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Cùng với đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền đô thị; chú trọng phát triển văn hóa, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc.

UBND TP.HCM đưa ra 20 chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2021. Cụ thể, về kinh tế có 6 chỉ tiêu, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) là 6%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 5,7%/năm.

Về xã hội có 6 chỉ tiêu, phấn đấu tạo việc làm mới cho 140.000 lao động; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố, phấn đấu đạt tỷ lệ 20,2 bác sĩ/vạn dân, 42 giường bệnh vạn dân; tiếp tục duy trì đạt 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi)…

Có 5 chỉ tiêu về đô thị và môi trường, trong đó phấn đấu tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 12,76%, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố đạt 2,26 km/km2; diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,55m2/ người…

Về cải cách hành chính có 2 chỉ tiêu là phấn đấu thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR - index); tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 91% trở lên. Và 1 chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội.

Để đạt được các chỉ tiêu trên, UBND thành phố đề ra 9 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thành phố sẽ đẩy mạnh thiết kế đô thị phục vụ quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Một trong những giải pháp trọng tâm là tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Theo đó, thành phố sẽ triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM. Cùng với đó là chủ động mời gọi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án thuộc đề án xây dựng thành phố thông minh, đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông; các dự án hạ tầng giao thông, chống ngập, xử lý nước thải… Thực hiện chương trình cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh đảm bảo ý nghĩa thiết thực, đổi mới phương thức phục vụ chính quyền.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm do tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19 nhưng với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp và đồng lòng, chung sức của người dân, năm 2020, việc phục hồi kinh tế của thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế đạt mức tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ (không để tăng trưởng GRDP âm). Cụ thể, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,43% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tăng 2,17%; ngành thương mại bán buôn và bán lẻ có giá trị gia tăng cao hơn 6,64% so với cùng kỳ…

Đồng thời, thành phố đã đảm bảo an sinh xã hội; các hoạt động văn hóa được tổ chức chu đáo, phù hợp với tình hình dịch bệnh, đạt nhiều kết quả gắn với chủ đề năm 2020: “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

Chính quyền đô thị - nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước

Quốc hội đã thông Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Một trong những quy định được đông đảo cử tri và xã hội quan tâm là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố thuộc TP.HCM

Theo đó, Nghị quyết quy định HĐND thành phố thuộc thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, trong đó bao gồm dự toán ngân sách của phường trực thuộc; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của UBND phường trực thuộc; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp mình trên địa bàn phường trực thuộc; giám sát hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND phường trực thuộc.

Đối với UBND và Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định các nội dung theo quy định của Nghị quyết này và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND; căn cứ vào nghị quyết của HĐND thành phố thuộc thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của thành phố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho UBND phường trực thuộc; quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc.

Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM hành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường trực thuộc; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường trực thuộc; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND phường trực thuộc.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định: Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch HĐND, 2 phó chủ tịch HĐND và các ủy viên là Trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Ban của HĐND thành phố gồm Trưởng ban, 2 phó Trưởng ban và các ủy viên. Trưởng ban của HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND thành phố là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Mỗi ban của HĐND thành phố có 1 ủy viên hoạt động chuyên trách.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.

 

Phòng VH&TT Quận 8


Số lượt người xem: 500    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm