SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
4
8
0
9
Đề cương tuyên truyền 17 Tháng Mười Hai 2014 2:40:00 CH

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014)

 Truyền thống của lực lượng vũ trang Quận 8

trong đấu tranh chống xâm lược

  

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, thực sự trở thành ngày hội lớn của quần chúng nhân dân toàn thành phố. Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định diễn ra đúng như phương án của Xứ ủy. Lực lượng quần chúng vũ trang được tập dợt qua cao trào tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã thực sự là cơ sở tạo nguồn quan trọng để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Sài Gòn – Gia Định nói chung và lực lượng vũ trang quận 8 nói riêng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, đầy hy sinh và thử thách của cả dân tộc.

Đêm 4 tháng 9 năm 1945, công nhân Quận 8 đã sát cánh cùng công nhân thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn kéo đến trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ số 171 đường Kitchner (nay là đường Nguyễn Thái Học, Quận 1) biểu dương lực lượng và tuyên thệ: “Là chiến sĩ xung phong công đoàn, xin thề trước bàn thờ Tổ quốc quyết cùng anh em lao động không nản chí trước khó khăn, không lùi bước trước nguy hiểm để cùng đồng bào bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông”. Việc tập hợp lực lượng công nhân có vũ trang nói trên tại Sài Gòn đã chính thức hóa một bộ phận quần chúng, bước đầu hình thành lực lượng vũ trang tập trung, giữ vai trò nồng cốt trong chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, trên địa bàn quận, Ủy ban nhân dân ở các hộ được củng cố một bước, các tổ chức đoàn thể cách mạng như công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ đã được củng cố và đi vào hoạt động sôi nổi. Khu vực các hộ 12, 13, 14, 16, 17,18 đã thành lập được hàng chục đội tự vệ, ngày đêm luyện tập, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Ngày 24-9-1945, thực dân Pháp được quân Anh giúp đỡ đã tấn công chiếm cầu Chữ Y để mở rộng địa bàn chiếm đóng. Địch cho quân lính ào ạt tràn lấn mặt cầu và tổ chức phòng tuyến chống lại các lực lượng cách mạng. Ngay từ đầu các lực lượng tự vệ của Quận 8 cùng lực lượng Bình Xuyên đã nổ súng chặn địch, không cho chúng qua cầu. Từ các phía cầu Rạch Ông, bến đò Long Kiểng, làng Chánh Hưng, khu vực xóm Than (nay là phường 8), các đơn vị vũ trang của Chín Mập, Mai Văn Vĩnh, Tám Mạnh, Bảy Trân, Dương Văn Dương (Ba Dương)... khi nghe tiếng súng nổ ở cầu Chữ Y đã cùng quần chúng nhân dân với giáo, mác, tầm vông vạt nhọn kéo lên tiếp ứng.

Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt để giành việc chiếm giữ cầu Chữ Y. Địch cho xe cam nhông chở đầy lính xông lên giữa cầu đóng chốt, lập tức đơn vị của Ba Dương nổ súng quyết liệt vào đội hình địch, đồng thời cử đồng chí Ba Thà dẫn một trung đội xông thẳng vào đội hình địch đánh giáp lá cà. Trước tinh thần dũng cảm và khí phách anh hùng của lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân, địch đã vứt bỏ xe và súng đạn rút chạy về phía Sài Gòn. Cùng với quân và dân toàn thành phố Sài Sòn - Chợ Lớn, nhân dân và lực lượng vũ trang Quận 8 đã vào trận ngay khi Nam Bộ kháng chiến. Hoạt động của lực lượng vũ trang trên địa bàn Quận 8 ngày càng diễn ra mạnh mẽ với tinh thần “độc lập hay là chết”, kiên cường chống trả làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, xây dựng và bảo vệ được căn cứ đứng chân, tạo thế và lực phối hợp với chiến trường chính. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, anh dũng, vẻ vang chống thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh niềm vui mừng, phấn khởi và lòng tin sắt son đối với Đảng và Bác Hồ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn nói chung, Quận 8 nói riêng chuẩn bị bước vào thời kỳ đấu tranh mới.

Từ cuối năm 1963, lực lượng vũ trang trên địa bàn quận 8 có bước phát triển, hoạt động tích cực hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. Hoạt động binh vận, diệt ác phá kềm, xây dựng và phát triển lực lượng được chú trọng. Cuối năm 1965, địch tăng cường gấp đôi các cuộc hành quân với mục tiêu tìm diệt đầu não, chỉ huy, lực lượng vũ trang cũng như cơ sở vật chất hậu cần, kho vũ khí đạn dược của ta. Chúng sử dụng mật độ bom pháo dày đặc, với hy vọng sẽ đánh bật được lực lượng cách mạng ra khỏi Sài Gòn – Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng, lực lượng vũ trang quận tổ chức các trận đánh nhỏ lẻ vào các mục tiêu quan trọng, trừng trị bọn ác ôn, làm rối loạn hậu phương của chúng, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân, đồng thời đánh trả quyết liệt, đẩy lùi một số cuộc càn của địch.

Bước vào năm 1969, Mỹ - ngụy gia tăng cường độ đánh phá ác liệt chưa từng có nhằm thực hiện những âm mưu mới trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trên địa bàn quận 8, địch ráo riết tăng cường các đồn bót, các trạm gác trên cầu và tại các bến sông, các chợ, mở nhiều cuộc hành quân cấp tiểu đoàn, trung đoàn, chà xát các xóm lao động Bến Đá, Rạch Cát, Bình An, Rạch Ông, rạch Bà Tàng, cầu Sập. Chúng tăng cường điều tra, khám xét, hù dọa, gây tâm lý hoang mang cho người dân.

     Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chuẩn y đề nghị từ chiến trường, chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn Gia Định, mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương cục, trực tiếp là Thành ủy, quân và dân thành phố nói chung, quận 8 nói riêng, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa để giành chính quyền về tay nhân dân. Được Quận ủy quận 8 giao nhiệm vụ, ngày 21 tháng 4 năm 1975, đồng chí Nguyễn Văn Danh (Hai Danh)- Quận đội trưởng và đồng chí Nguyễn Hồng Trường – Chính trị viên, dẫn một lực lượng vũ trang quận về căn cứ Hố Bần, sáp nhập với bộ phận từ Mỹ Tho về, thành lập một đại đội bộ binh quân số trên 100 người, chia nhau xuống địa bàn diệt ác, phá kềm. Phối hợp với các đơn vị đặc công chiếm lộ 5 và bót Bình Hưng, đánh chiếm và giữ cầu Nhị Thiên Đường.

   7 giờ 30 sáng 30 tháng 4 năm 1975, quân và dân quận 8 kéo cờ, phát loa kêu gọi binh lính địch ở đây hạ vũ khí đầu hàng. Từ phường Rạch Ông, ta lần lượt chiếm các phường Hưng Phú, Chánh Hưng, Bình An, Xóm Củi, giành chính quyền trên toàn quận. Đến trưa 30-4-1975, cùng toàn thành phố Sài Gòn – Gia Định, quân dân quận 8 đã nổi dậy giành chính quyền trọn vẹn.

  Trải qua 30 năm xây dựng và chiến đấu trong lòng địch (1945 - 1975), với những thành tích và kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bước vào giai đoạn cách mạng mới, lực lượng vũ trang quận 8 cùng quân và dân thành phố bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY


Số lượt người xem: 2278    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TRONG LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ NĂM 2023
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG LUẬT GIÁ NĂM 2023
QUẬN 8: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Chiều ngày 10/4/2024, Công an Quận 8 phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo quận tổ chức lễ ký kết kế hoạch phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, bảo đảm an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: ...
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG HỌC SINH CẦN LƯU Ý
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người dân tộc thiểu số và Người khuyết tật trên địa bàn Phường 13  (06/04)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với dân quân tự vệ  (28/03)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với thanh niên  (27/03)
  Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile  (25/03)
  Một số điểm nổi bật trong luật phòng thủ dân sự năm 2023  (23/03)
  Một số điểm mới trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023  (23/03)
  Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023  (15/03)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm