SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
4
3
3
7
9
Thông tin về Đảng bộ 03 Tháng Hai 2023 3:30:00 CH

Cán bộ, đảng viên phải luôn tự phê bình, tự chỉ trích

Ngày 26/9/1945, Báo Cứu quốc số 51 đăng bài Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Chiến Thắng. Tuy Đảng ta vừa giành được chính quyền nhưng bấy giờ một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có tư tưởng tự cao, tự đại. Vì vậy, trong bài, Bác viết: “Có nhiều đồng chí hoặc tự cho mình có trình độ nhận thức cao, có kinh nghiệm đầy đủ về công tác - hoặc vì không có tinh thần tiến thủ, chỉ biết tới đâu hay tới đó, nên không chịu học tập, không biết tự chỉ trích để sửa đổi những lầm lỗi và bồi bổ những thiếu sót”. Người nêu rõ: “Sau khi làm xong một công tác gì, hay sau mỗi ngày làm việc, cần phải tự mình kiểm điểm xem có chỗ nào nhầm lẫn, chỗ nào chưa đầy đủ, có được ưu điểm gì nên nhớ, được kinh nghiệm gì quý đáng ghi. Phải bỏ hẳn thái độ “xong việc thì thôi”. Không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”.

Yêu cầu về tự chỉ trích, tự phê bình và phê bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều lần, trong nhiều bài nói, bài viết. Ngẫu nhiên lặp lại ngày 26/9, đúng 8 năm sau, năm 1953, Người đến dự và nói chuyện tại lễ bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức. Bác nói: “Chúng ta phải nhớ câu “chính tâm tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người...”. Tinh thần tự cải tạo có nội hàm thực sự gần gũi với tự phê bình, tự chỉ trích.

Và chúng ta hẳn không quên nội dung này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Di chúc: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc hoạt động của Đảng ta, cần được thực hiện nghiêm túc trên tinh thần có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau như Bác Hồ đã căn dặn.

Ở một cơ quan, đơn vị, sau một hoạt động lớn, thường kiểm điểm các công việc để rút kinh nghiệm; trong đó, giải pháp nào hay, cá nhân nào tích cực, có nhiều đóng góp cần được biểu dương để tiếp tục phát huy; đồng thời cần mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra các điểm tồn tại, hạn chế, thậm chí sai sót, để tránh cho lần sau và góp phần giúp cán bộ, đảng viên hoàn thiện mình.

Còn đối với từng cá nhân, riêng về tự phê bình, tự chỉ trích, trước hết là sự tự rà soát, kiểm điểm bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên để có thể phát huy các ưu điểm, đồng thời tìm cho ra các hạn chế, khuyết điểm, từ đó tự khắc phục hoặc nhờ đồng chí, đồng nghiệp hỗ trợ khắc phục. Do đó, không phải đợi trong các đợt sinh hoạt của tập thể mới cần tự kiểm điểm, tự chỉ trích mà sau các hoạt động đều cần có tự rà soát trên tinh thần đòi hỏi cao hơn cho những lần sau. Có thể sau từng công việc, sau mỗi ngày làm việc, chúng ta có thể tự nhìn nhận lại để xem có hạn chế nào không, hay ít nhất cũng tự trả lời câu hỏi “liệu khi được làm lại chúng ta có làm tốt hơn không”.

Thí dụ, sau khi phối hợp với các đồng nghiệp tổ chức một hội nghị, trong phần việc của mình được giao, từng cán bộ có thể kiểm điểm lại để xem mình đã làm nhiệm vụ tốt nhất chưa, có điều gì cần rút kinh nghiệm và có thể làm tốt hơn ở lần sau không… Như, báo cáo chuẩn bị như vậy có nên sắc gọn lại không, có nên thêm nhiều mô hình, giải pháp tiêu biểu hơn nữa không, phần hạn chế đã nêu thẳng thắn chưa, các định hướng có đúng trọng tâm không…; công tác đón tiếp có gì sơ suất không, việc bố trí chỗ ngồi có thật hợp lý chưa, thời lượng của toàn bộ hội nghị và các bài phát biểu có phù hợp không…; công tác truyền thông về hội nghị có kịp thời và đúng mức không, dư luận về hội nghị thế nào… Bản thân từng người nên trung thực với chính mình để nhìn đúng vấn đề còn thiếu sót, hạn chế để lần sau ít nhất bản thân cũng không mắc lại những điều đó.

Ở tầm cao hơn, bản thân từng người cần mạnh dạn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong công tác nói chung hoặc trong một năm, một nhiệm kỳ chẳng hạn. Bởi “nhân vô thập toàn” nên chắc chắn chúng ta đã có những điều chính bản thân chưa thỏa mãn hoặc có thể có ý kiến phê bình của cấp trên, có sự chưa hài lòng của cấp dưới, của đồng nghiệp, của quần chúng…, kể có những sai sót, khuyết điểm mà người khác chưa nhìn thấy. Nếu mỗi người tự soi, tự thấy và sửa chữa thì bản thân chúng ta sẽ tiến bộ hơn, đóng góp của chúng ta cho tập thể sẽ nhiều hơn, thành tích sẽ lớn hơn. Không chỉ vậy, các khuyết điểm nhỏ khi được khắc phục sẽ không tích tụ thành khuyết điểm lớn, đồng thời không “lây lan” sang đồng chí, đồng nghiệp khác, góp phần cho tập thể trong sạch và vững mạnh, có thành tựu lớn hơn.

Sự tự phê bình, tự chỉ trích đòi hỏi tinh thần khách quan, trung thực, thẳng thắn, dũng cảm của mỗi cán bộ, đảng viên. Từng người phải có tinh thần “lẽ ra mình có thể làm tốt hơn” hoặc “nhất định lần sau mình sẽ làm tốt hơn” chứ không thể “kệ, vậy được rồi” hoặc “mình dù sao cũng tốt hơn nhiều người khác rồi”… Sự né tránh, tự bằng lòng có thể hình thành một thói quen không tốt, khó sửa và làm người đó trở nên bị “ì”, bị “đứng lại”, trong khi đồng nghiệp, đồng chí và quần chúng đều tiến bộ. Không chỉ vậy, các hạn chế, tồn tại sẽ lớn dần lên trở thành khuyết điểm, sai lầm, có thể bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngày 9/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Tôi đề nghị ngay sau hội nghị này, không phải chờ đợi gì cả, căn cứ vào Nghị quyết, Kết luận và Quy định lần này nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi cán bộ, đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không chỉ đứng ngoài mà phán; hoặc là chờ xem, coi như mình vô can”.

Theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất, phải có sản phẩm; phải hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ; khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp phê bình, tự phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau hoặc lợi dụng dịp này để đấu đá, hạ bệ nhau… Nhưng trước hết, trong chính mỗi cán bộ, đảng viên thì chúng ta không được tự dễ dãi với mình mà phải luôn nghiêm khắc với bản thân, luôn tự đòi hỏi cao hơn bởi không chỉ để theo kịp sự tiến bộ chung của đồng chí, đồng nghiệp, của quần chúng mà còn phải tự khẳng định sự phát triển của mình!

 

 

Nguồn HCMCPV.ORG.VN


Số lượt người xem: 187    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Một số quy định pháp luật và chính sách đối với dân quân tự vệ
Một số quy định pháp luật và chính sách đối với thanh niên
Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile
Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile
Một số điểm nổi bật trong luật phòng thủ dân sự năm 2023
Một số điểm mới trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
  Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023  (15/03)
  Hướng dẫn người nộp thuế đăng ký tài khoản giao dịch điện tử và kê khai nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN  (08/03)
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi có khó khăn về tài chính và phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn Phường 16  (07/03)
  NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GIÁ ĐẤT TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2024/NĐ-CP  (07/03)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2024  (07/03)
  Hội nghị triển khai thực hiện thí điểm Quy trình giải quyết thủ tục hành chính đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến  (05/03)
  Một số quy định pháp Luật về Khám chữa bệnh trích Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023  (01/03)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm