SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
1
6
1
0
1

Họ tên

Dương Chí Quang 

Năm sinh

1982 

Địa chỉ liên lạc

5F/3 Bình Đông Phường 14 Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

50 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 8 

Số điện thoại

0909116230 

Email

chi_quang_p14@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

1.D 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A 3. Hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo và mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Lịch sử chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của dân tộc Việt Nam. Ở ta trước đây có những bộ sách lịch sử rất hay như: Những vì sao đất nước, Danh nhân Việt Nam... được viết theo lối kể chuyện rất hấp dẫn. Tuy nhiên số người đọc còn hạn chế, một phần ở ta thiếu văn hoá đọc. Ai cũng chăm chú khi nghe kể một câu chuyện lịch sử hấp dẫn, thậm chí chỉ là một mẩu chuyện rất nhỏ của chú bộ đội cũng đủ hấp dẫn người nghe nhưng nói đến đọc một cuốn sử thì ai cũng ngại. Môn sử trong nhà trường thì lại cứ bắt người ta phải nhớ một cách chính xác các số liệu (tiêu diệt bao nhiêu xe tăng, máy bay, bắt sống và giết bao nhiêu tên địch...), các sự kiện lại được phản ánh nhiều khi hơi thiếu khách quan và công bằng... chính những lý do này làm học sinh sợ môn Sử. Một phần khác là trong khi sử Việt thì non yếu mà các nhà làm văn hoá như truyền hình, xuất bản lại liên tục nhập khẩu và truyền bá các sản phẩm lịch sử nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Nga và bây giờ là Hàn Quốc cũng là lý do khiến sử Việt thua ngay trên sân nhà. Những Tam quốc, Thuỷ Hử mặc dù không là chính sử của Trung Quốc nhưng vẫn rất hấp dẫn độc giả, những Anh Hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long mặc dù 9/10 là hư cấu nhưng vẫn luôn cuốn hút người xem. Một phần là do tài năng của các tác giả nhưng một phần quan trọng hơn là sự lơi lỏng của các nhà quản lý văn hoá đã vô tình tạo điều kiện cho sự "xâm lăng văn hoá". Thật đáng buồn khi một đứa trẻ Việt Nam có thể kể vanh vách công chúa Hoàn châu của vua Càn Long nhưng lại mù tịt Huyền trân công chúa của nước Việt ta, không biết các ông quản lý văn hóa thấy thế nào, song người viết thì đau lòng lắm lắm. Cũng không thể bỏ qua một lý do rất đời thường là nỗi lo cơm áo gạo tiền trong một cuộc sống ngày càng coi trọng những giá trị vật chất đã góp phần bóp chết văn hóa đọc nói chung và lòng yêu sử nói riêng. Nhưng trên hết là ý thức của mọi người về lịch sử, chúng ta còn coi nhẹ tầm quan trọng của lịch sử, chúng ta không thấy được những bài học lịch sử, những kinh nghiệm có thể đúc rút ra và ứng dụng vào cuộc sống thường ngày thông qua các điển tích lịch sử. Hầu hết những ai yêu sử nói chung và lịch sử nước nhà nói riêng luôn có một tình yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, người Việt có một tinh thần yêu nước có thể nói là vô cùng mãnh liệt nhưng số người yêu sử và quan tâm đến sử nước nhà lại chiếm tỷ lệ rất ít. Vấn đề này không phải là của riêng ngành sử mà cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và trong từng gia đình. Vì vậy chúng ta cần đầu tư điện ảnh về phim lịch sử Việt Nam, nói về các nhân vật trọng tâm, không quá đà, tránh cứng nhắc trong quá trình diễn xuất vì sẽ khiến cho người xem bị nhàm chán. Có thể hư cấu thêm về nội dung nhưng không để lệch lạc sai ý nghĩa lịch sử. Đồng thời nền giáo dục của ta cần có sự thay đổi căn bản: Trước hết chỉ nên phổ cập đến THCS. Tập trung giáo dục nhận thức, ứng xử xã hội. Giảm thiểu nội dung chương trình THPT bằng cách chuyên biệt hoá ngành học theo năng khiếu, năng lực bẩm sinh và "tình yêu nghề". Hình thành khả năng tự nghiên cứu. Mục tiêu: - Giảm thiểu áp lực giáo dục cho xã hội. - Nâng cao văn hóa, nhận thức, ứng xử xã hội. - Đào tạo những con người có đủ nhận thức chung, có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản, có khả năng tự nâng cao chuyên môn nhằm khắc phục thực trạng giáo dục của ta hiện nay là đào tạo ra một thế hệ nhân lực nhàng nhàng như nhau, cái gì cũng hơi biết nhưng thiếu khả năng thực thi công việc thực tế.v..v.. Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về lịch sử nước nhà, phải được tắm mình vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nếu không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới. Ở giai đoạn nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên Lịch sử.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 15/11/2011 10:43 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:10 SA  bởi System Account