SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
1
8
0
6
2

Họ tên

Đỗ Châu Lệ 

Năm sinh

1975 

Địa chỉ liên lạc

50 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

50 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 8 

Số điện thoại

08-38552899 

Email

 

Nội Dung Trả lời

1.d 2.d 3.b 4.b 5.a 6.c 7.a 8.a 9.c 10.d 11.b 12.c 13.b 14.c 15.a Câu hỏi 2: Hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “ Nhưng nếu thử hỏi bất kì phụ huynh hoặc học sinh nào về tầm quan trọng của môn học Lịch sử, thì chúng ta sẽ nhận lại câu trả lời rằng đây là một môn học phụ không mấy gì là quan trọng. Vì thế phụ huynh và học sinh không dành nhiều thời gian nhiều cho môn học này, thậm chí thầy cô cũng không chú trọng đến môn học này ( nếu năm đó Bộ Giáo dục không chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp ). Vì thế trong thời gian gần đây kết quả môn thi Lịch sử qua các kỳ thi đạt thấp gây nên nỗi lo của xã hội về việc học môn Sử trong học sinh của chúng ta hiện nay. Đây là thực trạng đáng buồn là học sinh, sinh viên của chúng ta rất lơ mơ khi được hỏi một số kiến thức lịch sử. Dân ta không biết sử Ta liệu có phải sử Ta khó nhớ, khó học quá so với lịch sử Trung Quốc ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đánh báo dộng này. Nếu khách quan thì chúng ta có thể nhận thấy môn Sử bản thân nó vốn phức tạp bởi nó liên quan đến các sự kiện , ngày, tháng, năm, những con số dễ gây cho các em học sinh chán khi ngồi vào học, các em cho rằng ngày, tháng, năm nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn lộn giữa các sự kiện. Cách học phổ biến nhất của các em là học vẹt để đối phó với thầy cô khi trả bài chứ chưa biết cách hệ thống hóa kiến thức, sự kiện. Ngoài ra tâm lý của phụ huynh là học môn lịch sử sẽ không có tương lai, và một bộ phận không nhỏ học sinh vì yếu các môn học khác nên phải chọn khối thi này thì việc các em học nhưng không nhập tâm được do không yêu thích nó. Ngoài ra, lịch sử Việt Nam là cả một thời kỳ với đầy những biến động của cả hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, những ý nghĩa, nguyên nhân được viết thành một cuốn sách dày nhưng thời khóa biểu của trường bố trí cho môn Sử lại quá ít, bị cắt xén bỏ bê vì các em học sinh còn nhiều môn học khác cần quan tâm. Đồng thời một bộ phận thầy cô còn hạn chế trong phương pháp dạy học chỉ dạy “ chay “, dạy để kịp không bị cháy giáo án. nhiều trường THCS, THPT hiện nay thường tổ chức cho học sinh đi dã ngoại như đi công viên nước Đầm Sen, Suối Tiên, du lịch Đại Nam chủ yếu cho các em tắm hồ bơi, chơi các trò chơi cảm giác mạnh chứ chưa tổ chức đưa các em đi tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử để minh họa, đào sâu kiến thức về những nhân vật lịch sử cho các em Vậy làm sao để học sinh học tốt môn lịch sử, trước hết chúng ta hãy khoan trách cứ học sinh mà chúng ta phải xem lại xem ngành giáo dục, các nhà nghiên cứu đã thực sự tìm ra những phương pháp gì để học sinh yêu thích học lịch sử hay chưa ? những bài giảng lịch sử có sinh động, kích thích giới trẻ học hỏi chưa? Những phim hoạt hình, phim truyện về các anh hùng lịch sử, sách , truyện tranh lịch sử Việt Nam có phong phú, hấp dẫn đủ để cạnh trang với phim và truyện tranh nước ngoài không ? Khi mà mức sống của chúng ta ngày càng được nâng lên thì cuộc sống có quá nhiều phương tiện giải trí dễ lôi kéo học sinh thì người lớn chúng ta phải làm ra những sản phẩm văn hóa có giá trị để thu hút các em yêu lịch sử chứ không nên nói và nói mãi. Thứ hai, chúng ta cần giúp học sinh gần gũi với môn học khó vào này thì các trường học cần bố trí thời gian nhiều hơn cho môn học, đổi mới phương pháp dạy sử: qua phim ảnh, hoặc bằng cách tổ chức sinh hoạt cho từng nhóm học sinh bằng các trò chơi tập thể: các bài đố vui về các nhân vật lịch sử, các em cùng nhau tranh tài hiểu biết về lịch sử, nhận diện nhân vật lịch sử , kể chuyện lịch sử sẽ làm cho các em có dịp tranh luận sôi nổi, có những nụ cười, những tràng pháo tay khiến cho các em nhớ bài lâu hơn, các em háo hức tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử từ đó các em thích thú, ngày càng say mê môn Sử hơn. Chúng ta có quan tâm đúng mức và đúng cách việc truyền bá lịch sử nước nhà từ gốc thì ngọn , cành, hoa, lá mới phát triển được Vì học Sử còn giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi học sinh, lịch sử cũng là kho tàng kiến thức vô cùng quan trọng để tạo nhân cách cho các em sau này,các em hiểu lịch sử mới hiểu được văn hóa Việt Nam, học cách đối nhân xử thế từ kinh nghiệm của những người đi trước, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ , cùng nhau xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 17/11/2011 7:51 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:47 SA  bởi System Account