SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
2
0
2
6
1

Họ tên

Cổ Hoàng Thịnh 

Năm sinh

1974 

Địa chỉ liên lạc

62L/16 Nguyên Hồng, Phường 11, Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Số điện thoại

62607899 - 0932008399 

Email

thinhch09@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Câu hỏi mở: Bài học từ nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi mà bản thân cảm nhận được. Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn 4.000 năm dựng nước, giữ nước đã có biết bao thế hệ sinh ra và lớn lên trong khói lửa của giặc ngoại xâm. Như Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Từ Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập Cùng Hán ĐườngTống Nguyên hùng cứ một phương Dẫu cường nhược có lúc khác nhau Nhưng hào kiệt thời nào cũng có Từ trong nỗi căm hờn và mong muốn đấu tranh giải phóng dân tộc đã sản sinh ra biết bao nhiêu vị anh hùng hào kiệt của dân tộc: thời kỳ Bắc thuộc có Bà Trưng, Bà Triệu; đời Lý có Lý thường Kiệt; đời Trần có Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão; đời Đinh có Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn; đời Lê có Lê Lợi, Nguyễn Trãi; thời Trịnh Nguyễn phân tranh có vị anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ”… Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là con thứ ba của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông Nguyễn Phi Khanh là một nho sinh nhà nghèo học giỏi. Sử sách kể rằng Trần Nguyên Đán thấy Nguyễn Ứng Long học giỏi nên yêu mến mời làm thầy dạy học cho cô con gái. Hai thầy trò yêu nhau bà Thái có thai ngoài vòng lễ giáo. Nguyễn Ứng Long bỏ trốn, quan tư đồ Trần Nguyên Đán cho người đi kiếm về để gả cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Khi lấy bà Thái xong, Nguyễn Ứng Long học tiếp thi đậu bảng nhãn, tức là đậu thứ nhì trong kỳ thi tiến sĩ. Bà Thái là người đàn bà đã được đọc sách thánh hiền từ thuở nhỏ. Cha bà là Trần Nguyên Đán là dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông. Mang trong mình truyền thống thông minh xuất chúng Nguyễn Trãi đậu tiến sĩ năm 21 tuổi dười triều Hồ Hán Thương. Ông làm đến chức Ngự sử đài chính chưởng cho đến khi nhà Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, Nguyễn Phi Khanh bị bắt, khi chia tay ở Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi phải về lại Thăng Long để lo việc báo thù cho cha và tìm cơ hội giúp nước, lúc đó Nguyễn Trãi mới có 27 tuổi. Trở về Thăng Long, Nguyễn Trãi nhìn đất nước hoang tàn, dòng người ly tán không khỏi cảm thấy đau thương. Trương Phụ, Mộc Thạnh cùng 800 ngàn quân Minh đã vào Thăng Long và đóng quân ở khắp miền đất nước. Một số lớn nhân sự cấp cao của triều đình Hồ Quý Ly bị bắt về Kim Lăng (kinh đô của nhà Minh), số nhân sự còn lại thì người hàng giặc, kẻ đi khởi nghĩa. Từ khi Nguyễn Trãi chia tay với cha ở Ải Nam Quan năm 1407 đến khi ông tìm đến Lê Lợi năm 1416 là 10 năm. Đó là 10 năm mà người sau nghĩ rằng Nguyễn Trãi đã nằm yên, không tơ tưởng đến thời thế. Liệu rằng sự im lặng của ông có bị cho là thiếu tinh thần cho sự nghiệp “phù Trần” không? Và chúng ta nghĩ gì khi Nguyễn Trãi cùng với người anh em con cô cậu là Trần Nguyên Hãn tìm đến người nông dân Lê Lợi ở Lam Sơn năm 1416? Thật ra, Nguyễn Trãi là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên của đầu thế kỷ 15 phải chứng kiến sự phá sản của triều đại nhà Trần với những di sản lịch sử to lớn. Nguyễn Trãi, giống như tuổi trẻ chúng ta ngày hôm nay, đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đi tìm con đường cho riêng mình trong cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm và Ông đã thành công. Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi năm ông đã 36 tuổi và Lê Lợi 31 tuổi. Phải chăng ông chọn Lê Lợi vì Lê Lợi là hình ảnh của một thế hệ mới. Nhưng sự việc quan trọng hơn là Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi để dâng Bình Ngô Sách. 10 năm từ khi chia tay với cha ở Ải Nam Quan, Nguyễn Trãi đã dành thời gian dài để suy nghĩ về một chiến lược mới để cứu nước. Bình Ngô Sách là kết tinh của những suy nghĩ của Nguyễn Trãi. Ngày nay Bình Ngô Sách đã thất lạc. Nhưng qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo chúng ta có thể thấy ngay được sách lược của cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Sách lược chính yếu của Bình Ngô Sách là Mưu Phạt và Tâm Công. Đánh bằng mưu lược và đánh vào lòng dân, đó là ý nghĩa của cuộc chiến tranh nhân nghĩa. Ông xây dựng quan điểm đúng đắn về chiến tranh chính nghĩa để đương đầu lại với cuộc chiến tranh giả nhân nghĩa với khẩu hiệu “diệt Hồ phù Trần” bịp bợm của nhà Minh. Ông dùng chiến tranh tâm lý chính đạo để đối phó chiến tranh tâm lý tà đạo của quân xâm lược. Chính vì thế trong phần mở đầu của Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi khẳng định giá trị truyền thống lâu đời của văn hoá phương nam: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Đồng thời, Nguyễn Trãi đã bổ xung ý niệm nhân nghĩa của Nho giáo bằng cách đưa ý niệm này vào thực tế chính trị thời đó. Theo ông, đối tượng của chính trị là nhân dân, chứ không phải là huyết thống hay dòng họ. Vai trò của chế độ cầm quyền là làm sao cho nhân dân sống an cư lạc nghiệp. Do đó, nhân nghĩa không nằm ở khẩu hiệu, ở tuyên truyền. Nó nằm ở chỗ khi thực hiện cái mà ngưòi ta gọi là điều nhân nghĩa đó, có làm cho nhân dân được hạnh phúc ấm no hay không. Ông đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc những người lãnh đạo ưa nói điều nhân nghĩa phải chứng minh được khả năng đem lại cơm no áo ấm cho nguời dân một cách cụ thể. Cái cụ thể đó ngày nay được gọi là đời sống của người dân và những chỉ số phát triển kinh tế của quốc gia. Và nếu phát động một cuộc chiến tranh nhân nghĩa thì mục đích của nó là để tiêu diệt bạo quyền, chứ không phải để xây dựng một chế độ cường bạo hơn, độc ác hơn. Khi một chế độ mới độc ác hơn đưọc thiết lập để thay thế chế độ cũ, thì ngay lập tức mọi khẩu hiệu nhân nghĩa trong cuộc chiến đều mất giá trị, và cuộc chiến tranh đó trở nên phi nghĩa. Do đó, nhân danh “phù Trần” hay bất cứ một lý tưởng nào để thay đổi văn hoá dân tộc, để bóc bột nhân dân, làm cho nhân dân cùng khổ một điều bất nghĩa, là một tội ác. Ông đã đưa những suy nghĩ và quan điểm này vào trong Bình Ngô Đại Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Nhưng tại sao Nguyễn Trãi không dâng Bình Ngô Sách cho Trùng Quang Đế mà phải tìm đến con người vô danh Lê Lợi ở núi Lam Sơn? Có lẽ Nguyễn Trãi thấy được nhà Trần đã suy vong, mà thật ra theo ngôn ngữ của dân gian thì vận số của nhà Trần đã tận. Phù Trần không còn là lý tưởng và là khẩu hiệu để giải quyết việc cứu nước. Cứu nước không hẳn đồng nghĩa với phù Trần, mặc dù Nguyễn Trãi là hậu duệ của nhà Trần, nhưng với Ông khẩu hiệu “yêu nước là yêu nhà Trần” không còn đúng nữa. Nguyễn Trãi đã giải quyết tâm lý của một thanh niên trước cái bế tắc của đất nước một cách rất hài hoà. Đó là cắt đứt cho được cái suy nghĩ trung quân, cần vương trong công cuộc cứu đất nước. Ông đã bước ra khỏi suy nghĩ trung quân của thời kỳ phong kiến để nhìn về phía tương lai của dân tộc. Một triều đại đã chết không thể làm nó sống dậy và càng không thể coi nó là cứu cánh của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Trãi coi sự sống còn của dân tộc quan trọng hơn sự tồn vong của một triều đại. Ông tách dân tộc ra khỏi chế độ, Ông phủ nhận quan niệm “yêu nước là yêu nhà Trần”. Chính điều này đã đánh dấu sự trưởng thành về một ý thức mới cho dân tộc. Từ những suy nghĩ trên, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, hai hậu duệ chính thống của nhà Trần, đi tìm con đường mới. Đó là con đường vào Lam Sơn, vì chỉ có Lam Sơn mới làm cho đất nước hồi sinh. Nguyễn Trãi đã bước một bước xa hơn, Ông kiên định với suy nghĩ mới về lòng yêu nước với tinh thần yêu nước thực tế. Nguyễn Trãi đã hài hoà giữa tình cảm yêu nước và lý trí, Ông là người hiểu rất rõ ý nghĩa của thời và thế. Mà thật ra thời cũng chính là xu thế lịch sử, thuận theo xu thế lịch sử là thuận với thời, phản xu thế lịch sử là nghịch lại với thời. Nguyễn Trãi đã có một tầm nhìn thấu vào tương lai để xác định lập trường của mình. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến tìm Lê Lợi hai lần. Lần đầu gặp ngày giỗ, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi vừa cắt thịt vừa ăn, ông thất vọng trở về. Lần thứ nhì ông thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư ông mới vào ra mắt. Có lẽ lần đầu Nguyễn Trãi thấy được con người thật rất tầm thường của Lê Lợi, một hào trưởng đã lột bỏ hết tất cả những hào quang và huyền thoại. Khi Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi lần thứ hai, ông thấy rõ Lê Lợi là con người của binh thư, của đất nước. Ông thấy được Lê Lợi là con người có ý chí rất rõ, biết học hỏi cầu tiến và biết tự rèn luyện bản thân. Ông đã đem con mắt của một nhà khoa bảng yêu nước để đánh giá một hào trưởng trong công cuộc khởi nghĩa cứu nước. Ông nhìn xuyên được con người Lê Lợi thông qua cái bề ngoài quê mùa thô lỗ của một nông dân, Ông thấy được những đức tính và khả năng lãnh đạo trong con người của Lê Lợi. Về sau có người trách Nguyễn Trãi không có con mắt nhìn xa để sau này bị hại đến bản thân và gia đình. Nhưng ở đây Nguyễn Trãi đi tìm con đường và con người cứu nước, chứ không phải đi tìm danh phận cho mình và dòng họ. Do đó, dù ông có tiên liệu được phận bạc của mình với nhà Lê, vì công cuộc cứu nước, ông vẫn dấn thân vào Lam Sơn. Đây là chính là cái vĩ đại trong con người của Nguyễn Trãi. Năm 1416, Nguyễn Trãi đã cùng 18 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau kết ước ăn thề ở Hội Thề Lũng Nhai. Ý nghĩa của hội thề là một sáng kiến tiêu biểu cho ý chí chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược và là một mô hình tổ chức chính trị với sự ràng buộc những người làm việc nước bằng quy ước đạo đức, đồng thời tăng cường tính lý tưởng, tính khai phóng và rộng lượng của người lãnh đạo khởi nghĩa, và người lãnh đạo đất nước trong tương lai. Biến cố Lũng Nhai, cũng như quan điểm về triều đại của Nguyễn Trãi như đã nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ý thức dân tộc của thế hệ mới. Nhiệm vụ cứu nước thoát khỏi cảnh giặc ngoại xâm không còn là độc quyền của một dòng họ, của triều đình, của giai cấp quí tộc, mà là của mọi người, từ kẻ khoa bảng đến nông dân vô danh. Qua đó, Hội Thề Lũng Nhai đã xác định được giá trị chính thống lịch sử của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tái tạo được đạo đức của tầng lớp lãnh đạo, xây dựng lại sức mạnh của cả dân tộc, để hình thành một triều đại mới và một nước Đại Việt mới. Ở mỗi thời kỳ suy vong của một chế độ, trong xã hội cũ đã chứa đựng cái tinh hoa mới của thời đại mới. Cái tinh hoa mới đó là giấc mơ về một đất nước sẽ được hồi sinh và sự trông ngóng của tầng lớp nhân dân vào một xã hội mới tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Đó là công tác quy tụ, xây dựng và phát triển cái tinh hoa mới ấy. Nhưng như thế thôi thì chưa đủ, ở đây đòi hỏi người chủ soái phải có một sáng kiến, một tầm nhìn lớn về con đường phục hưng dân tộc và kế hoạch xây dựng đất nước. Đó mới là nền tảng tư duy thời đại, nền tảng tư duy giúp người lãnh đạo phát hiện được xu thế lịch sử của dân tộc và của thế giới để làm định hướng cho sự phát triển cả dân tộc. Khởi nghĩa là thời điểm của công cuộc xoay đổi thời đại để mở ra thời kỳ xây dựng đất nước để làm cho dân tộc Đại Việt lớn lao hơn, để công tác bảo vệ bờ cõi bền vững hơn, để xây dựng một đất nước phát triển hơn, tốt đẹp hơn, phù hợp với quy luật phát triển, xu thế của lịch sử và đặc biệt là hợp với lòng dân hơn. Đó là ý nghĩa của cách mạng và cũng là thông điệp lịch sử mà Nguyễn Trãi đã gởi đến cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Nhà Xuất Bản Văn Hoá, Hà Nội năm 1997. - Nguyễn Trãi toàn tập, TT Nghiên Cứu Quốc Học, Nhà Xuất Bản Văn Học năm 2000. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ấn Bản Điện Tử.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 11:29 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 4:03 CH  bởi System Account