SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
2
0
1
9
4

Họ tên

Huỳnh Thị Minh Xuân 

Năm sinh

1978 

Địa chỉ liên lạc

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Số điện thoại

62607898 - 0903136630 

Email

qtdchanhhung@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Cảm nhận về nhân vật lịch sử: Lê Lợi - trong giai đoạn thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV. Trong thời kỳ lịch sử nước ta giai đoạn thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV có rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên giải phóng đất nước thoát khỏi cảnh đàn áp của bọn giặc ngoại xâm và từ đó đã hình thành nên những vương triều qua từng thời kỳ lịch sử. Trong giai đoạn đó có vị anh hùng Lê Lợi, Ông cũng chính là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lê. Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (đời nhà Trần) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ. Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh Việt , bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến dân Việt rất uất ức và căm giận. Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Ông đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,… tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước. Ông chính là linh hồn, là vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ lúc mở đầu cho tới kết thúc đã thắng lợi vẻ vang (tháng 12-1427). Qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật cuộc khởi nghĩa đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại chỉ thấy ở những vị lãnh tụ mở đường, khai sang cho một đất nước. Ông là người khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh và bắt đầu cho một kỷ nguyên xây dựng mới cho đất nước. Nếu không có Lê Lợi, thì không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Trong thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy.Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh, quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Ngoài ra Ông có lối chỉ đạo mới mẻ và đặc sắc cho cuộc kháng chiến chống quân minh Minh là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, chúng ta có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, đây là đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống quân Minh trước đó. Lê Lợi đã dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá. Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: "Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự thời bấy giờ. Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê trở thành vua Lê Thái Tổ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Ông đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Ông cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Sau khi lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Ông đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Ông còn sai văn thần Nguyễn Trãi viết "Chiếu cầu hiền tài", nội dung có đoạn: "Trẫm nghĩ: Việc thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi... Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tùy tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế. Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng. Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được!..". Sau khi đất nước được giải phóng nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử: • Thứ nhất, Ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. • Thứ hai, Ông đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số phiến quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn: Đất hiểm trở từ nay không còn, Núi sông đã vào chung một bản đồ. Đề thơ khắc vào núi đá Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta. Lê Lợi trong 5 năm làm vua, bên cạnh những công lao to lớn, có phạm một số sai lầm mà sử sách đương thời cũng thẳng thắn phê phán. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém".

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 4:02 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 22/11/2011 10:14 SA  bởi System Account