(ĐIỂM XUẤT PHÁT TẠI CHÙA LONG HOA, PHƯỜNG 15 QUẬN 8)

 

 

Thời gian qua, việc xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn Quận 8 được Quận Ủy, Ủy ban nhân dân Quận 8, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong quận rất chú trọng và quan tâm, đặc biệt là xây dựng tuyến du lịch đường sông nội đô nhằm kết nối giữa Quận 8 với các Quận 1, Quận 9, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ… góp phần hoàn thiện mạng lưới du lịch đường sông của thành phố.

 

 

Quang cảnh Lễ khai mạc tuyến du lịch đường sông đêm Quận 8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Được sự chỉ đạo của Quận Ủy, Ủy ban nhân dân Quận 8, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8 đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch Thành phố, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và một số Công ty Du lịch, công ty lữ hành có uy tín trên địa bàn Thành phố tiến hành khảo sát, thiết kế, xây dựng và hoàn thành tuyến du lịch đường sông nội đô (Quận 8 – Quận 4 – Quận 1), mà điểm xuất phát là chùa Long Hoa (số 360A bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, TP.HCM) – một ngôi chùa có nét đẹp riêng, nằm trên bờ kênh Tàu Hũ và cũng là một ngôi chùa có nhiều đóng góp trong công tác xã hội - từ thiện.

 

Sau đây giới thiệu sơ nét về địa điểm du lịch chùa Long Hoa:

 

 

 

ĐịA ĐIỂM DU LỊCH CHÙA LONG HOA


           


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặt tiền chùa Long Hoa

 

 

 


Lịch sử hình thành:

Chùa Long Hoa tọa lạc tại số 360A bến Bình Đông, phường 15, quận 8, Thành phố HỒ Chí Minh do thượng tọa Thích Huệ Công đảm nhiệm chức vụ trụ trì từ năm 1996 đến nay.

Chùa Long Hoa được Hòa thượng Thích Siêu Trần đến từ Đài Loan thành lập vào năm 1958 trên khu đất 4000 m­­2 . Kiến trúc của chùa mang đậm nét truyền thống Trung hoa gồm có: điện Di Lặc và Tứ Thiên Vương, tháp Tổ, Chánh điện, điện Dược sư và Quan Âm Các.

 

 

Khu Chánh điện chùa Loang Hoa

Cổng Tam quan trong  chùa Long Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Năm 1968 Hòa thượng Thích Siêu Trần vận động Tăng ni Phật tử Người Hoa thành lập Phật giáo Hoa Tông và đặt văn phòng tại đây. Từ năm 1975 đến năm 1996 chùa gần như hoang phế, ít có Phật tử lui tới sinh hoạt. Năm 1996 Thượng tọa Huệ Công được Thành hội Phật giáo bổ nhiệm trụ trì.

Điện Di Lặc và tháp Tổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Điện Dược Sư và Thập bát La Hán

ét

Thượng tọa cùng với Ban Hộ pháp và Phật tử chùa Long Hoa gầy dựng và phát triển ngôi Tam bảo, sau 3 lần trùng tu vào năm 1997, 2000, 2011, bộ mặt ngôi chùa trở nên uy nghiêm và khang trang như ngày hôm nay.

Phương diện Thờ cúng:

Tầng 1 sau cổng Tam quan là điện thờ Di Lặc và Tứ Thiên Vương nối tiếp là Tháp Tổ có hành lang đến Chánh điện. Đặc điểm Chánh điện chùa Long Hoa có tượng phật Thích Cacao 3m được đặt trong khánh để đảm bảo sự tinh khiết. Hầu hết các tượng đều được dát vàng…Trên điện thờ, có lư hương đựng trầm hương đốt trong các buổi lễ và ngọn đèn dầu phộng giữ cháy liên tục, tượng trưng cho chánh pháp không bao giờ tắt!

Tượng Phật Thích Ca cao 3 mét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phía sau Chánh điện có hành lang nối với điện Dược sư xung quanh điện và có 18 tượng La Hán.

 

Tượng Quan Âm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Quan Âm Các đặt trên hồ phóng sanh bên hông có phù điêu cửu long tranh châu có bia công đức là một điểm đặc thù trong các chùa miếu của người Hoa, ghi lại tên và số tiền quyên góp vào việc dựng và trùng tu chùa…

Phía dưới Chánh điện và điện Dược Sư là Hội trường và nhà khách có sức chứa trên 1000 người đến dự lễ và hội họp. Phần diện tích trống còn lại đều được trồng cây xanh và hoa kiểng tạo môi trường thoáng mát gần gủi với thiên nhiên.

Đặc biệt chùa có một Trai đường phục vụ các món chay mỗi ngày Rằm và mùng 1 âm lịch Phật tử đến viếng chùa có thể đến Trai đường để thưởng thức các món chay như nhà hàng chuyên nghiệp.

 

 

 

 

 

 


Hoạt động tín ngưỡng:

Quan Âm Các

Pháp hội hằng tháng vào ngày mùng 10, ngày 14 và 30 âm lịch có lễ sám hối vào lúc 14 giờ và tối Chủ nhật hằng tuần có khóa tu niệm Phật lúc 18 giờ . tất cả các buổi lễ đều có đông đảo các Phật tử Người Hoa tham dự. vào những dịp lễ lớn như Nguyên Tiêu rằm tháng giêng số lượng người đi chùa khoảng 10.000 người.

Lễ Vu Lan, chùa Long Hoa còn tổ chức Cầu siêu cho ông bà đã quá vãng từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 7 âm lịch số lượng trên 1.000 lượt người mỗi ngày . Sau những lễ lớn có lễ tạ chư Thiên với nhiều lễ vật phong phú với loại thực phẩm cúng 24 chư thiên. Khi hành lễ, Phật tự thường mặc áo tràng đen. Lúc hành lễ, tăng sĩ có tục bó ống quần để tăng thêm sự thanh khiết.

Hội trường

Phù điêu 18 rồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Vào khoảng tháng 3 năm 2011, đoàn Phật giáo Hoa Tông nước ngoài gồm 100 Tăng ni và Phật tử của nhiều quốc gia nước ngoài viếng thăm chùa Long Hoa trong chuyến du lịch tâm linh tại Việt Nam đã có ấn tượng tốt đẹp về ngôi chùa người Hoa trên đất nước Việt Nam.

Hoạt động từ thiện xã hội:

Một trong những nét đặc thù của chùa là công tác từ thiện – xã hội. hằng năm duy trì hai đợt chăm lo cho dân nghèo tại địa phương vào dịp lễ Vu Lan và dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền trên 700 triệu đồng/năm.

Hằng năm, chùa còn phối hợp với Ủy ban MTTQ Quận 8, ban Bảo trợ Hội chữ Thập Đỏ Quận 8, ban Từ thiện Xã hội báo Giác Ngộ, báo Sài Gòn Giải phóng Hoa văn…tổ chức nhiều đợt cứu trợ  thiên tai lũ lụt tại các Tỉnh với số tiền hàng tỉ đồng.

Ngoài ra, chùa còn tham gia các cuộc vận động của Chính quyền như: Quỹ Vì Người Nghèo, xây dựng nhà tình thương, quỹ khuyến học, tặng xe lăn, xe lắc cho người tàn tật…


Trên tuyến du lịch đường sông, du khách sẽ tận hưởng những cảnh đẹp về đêm khi “xuyên lòng thành phố” với dòng kênh Tàu Hũ uốn  lượng theo đại lộ Võ Văn Kiệt bằng thuyền do Công ty TNHH Du lịch Thuyền Buồm Đông Dương thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại Chùa Long Hoa – điểm xuất phát của tuyến du lịch đường sông tầm ngắn, du khách sẽ được Ban quản lý chùa Chùa Long Hoa cùng Hướng dẫn viên của Công ty TNHH Du lịch Thuyền Buồm Đông Dương đón tiếp và đưa du khách xuống Thuyền buồm để thực hiện chuyến du lịch đường sông trên dòng Kênh Tàu Hũ, Bến Nghé qua các Quận 8, Quận 6, Quận 5 và Quận 4 để rồi thuyền cập Cảng Du lịch Bạch Đằng, Q1.

 

 

Xuống thuyền, bắt đầu chuyến du lịch, du khách được dịp nhìn lại sắc màu của ngôi chùa Long Hoa và tận hưởng, thưởng ngoạn những nét độc đáo, lung linh của dòng Kênh Tàu Hũ, tuyến đường Võ Văn Kiệt và các chiếc cầu bộ hành (số 5, số 6 và số 7) vượt Kênh Tàu Hũ về đêm. Du khách sẽ thưởng thức các dịch vụ được phục vụ trên thuyền như: Đờn ca tài tử Nam bộ; ẩm thực về món ăn chay...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Tại Chùa Long Hoa du khách xuôi dòng sông Tàu Hủ, chạy dọc theo tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt. Dòng kênh mỗi ngày đang dần thay đổi tạo cảnh quan thông thoáng giữa lòng thành phố, trên thuyền du khách lần lượt nhìn bên tay phải là các Phường 15, 14, 13, 11, 10, 9, 8. Còn bên tay trái là Đại lộ Võ Văn Kiệt. Nếu chú ý, du khách sẽ thấy được những ngôi nhà được thiết kế và xây dựng rất độc đáo theo kiến trúc thời thuộc Pháp. Con kênh Tàu Hủ và đường Võ Văn Kiệt là ranh giới giữa Quận 8 với Quận 5, Quận 6.

Xuyên suốt hành trình của chuyến đi, du khách sẽ thưởng ngoạn ngắm nhìn dọc hai bên bờ kênh Tàu Hủ, đặc biệt là dọc theo bờ kênh này, các loại cây kiểng, hoa quả của vùng sông nước miền Tây được bày bán, hội đủ điều kiện “trên bến dưới thuyền”. Du khách tùy chọn để thưởng thức hay làm quà tặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Khi thuyền đưa du khách chui qua cầu Nguyễn Tri Phương đến Phường 9 và Phường 8, dọc bờ kênh này là cảnh nhộn nhịp của khu ẩm thực về đêm, đặc biệt là phố ẩm thực Phường 8, du khách có thể xuống thuyền, lên bờ tham quan và thưởng thức một số món ăn ngon tùy thích, tận hưởng khung cảnh về đêm của một khu ẩm thực mới được xây dựng và đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan du lịch của Quận 8.

Tiếp tục chuyến du lịch đường sông xuôi theo dòng Kênh Tàu Hũ, đến ngã ba - nơi gặp nhau của hai dòng Kênh: Kênh Đôi và Kênh Tàu Hủ hợp thành sông Bến Nghé (thuộc ranh giới Quận 1 và Quận 4). Tại đây du khách sẽ gặp và cảm nhận được chiếc cầu có hình Chữ Y đã đi vào thơ ca: “Người đi trên chữ. Chữ nâng người lên”. Chiếc cầu này diễn ra với bao chiến công hiểm hách của quân và dân ta qua hai cuộc đấu tranh cách mạng, đặc biệt là chiến dịch Mậu thân năm 1968.

 

Trên dòng sông Bến Nghé thơ mộng, du khách sẽ thấy được sự thay đổi của thành phố qua quá trình cải tạo, chỉnh trang phát triển đô thị trong thời gian qua, diện mạo của Thành phố mang tên Bác không những được in đậm nét qua những tòa nhà cao lớn hiện đại, những chiếc cầu vượt sông liên kết, nối liền các Quận huyện mà còn thấy được những tòa nhà cổ kính mang đậm phong cách phương tây.

 

Càng ngạc nhiên hơn khi khi thuyền đưa du khách tiếp cận của ngõ của dòng sông Bến Nghé - nơi tiếp giáp con sông Sài Gòn, có Bến nhà Rồng năm xưa Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, để hòa nhập vào một cảnh quan du lịch đường sông nói riêng và du lịch nói chung của thành phố qua cảng du lịch Bạch Đằng, Quận 1. Sau đó du khách lên thuyền của Công ty TNHH Du lịch Thuyền Buồm Đông Dương ngược trở về điểm xuất phát là Chùa Long Hoa – kết thúc chuyến du lịch đường sông tầm ngắn.

 

LỊCH TRÌNH TOUR ĐƯỜNG SÔNG TẦM NGẮN:

 

     Điểm xuất phát: Chùa Long Hoa (360A Bến Bình Đông, Phường 15, Q.8).

      Điểm đến: Bến Bạch Đằng Quận 1 – Sau đó quay về Chùa Long Hoa. Kết thúc chuyến tham quan.

      Thời gian khởi hành: Từ 17giờ 30 đến 20giờ 00 vào các ngày Mùng 5 và 19 (Âm lịch) hàng tháng (02 lần/tháng).

       Suốt hành trình tour, Du khách được phục vụ, thưởng thức món cơm chay – một ẩm thực độc đáo của Chùa Long Hoa và giọng ca của các nghệ nhân Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Nam bộ thực hiện. Ngoài ra trên thuyền còn có phục vụ Karaoke. 

       Giá tour: 150.000đồng (Một trăm năm mươi ngàn đồng).

       Đăng ký thực hiện chuyến đi xin vui lòng liên hệ:

        Số điện thoại: 38547311 hoặc 0918920699 (gặp Cô Bình)

 

Thực hiện Thanh Sơn – Hương Thảo.

                                                                                (Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8).

Tìm kiếm