SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
7
7
2
5
4
0
Di tích lịch sử Quận 8 19 Tháng Ba 2024 5:08:32 CH
Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm  (01/12/2010)
  
Chính diện chùa Sắc Tứ Huệ Lâm I. Sơ nét: Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm tọa lạc tại số 154 đường Tùng Thiện Vương, phường 11, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, đường Tùng Thiện Vương có tên là Dellefosse và được đổi tên thành Tùng Thiện Vương vào ngày 19/01/1955. Chùa có tên là Huệ Lâm, sau vì được vua Thành Thái ban ...
Đình Phong Phú  (01/12/2010)
  
Mặt trước đình Phong Phú I Sơ nét: Đình Phong Phú tọa lạc tại số 46 đường Phong Phú, phường 12, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; tên đường Phong Phú được đặt từ thời Pháp thuộc đến nay. Đình Phong Phú được xây dựng sau khi thôn Phong Phú được thành lập. Trang trí trên mái đình II. Lịch sử di ...
Đình Hưng Phú  (01/12/2010)
  
Cửa gian Nghĩa Từ Phủ đình Hưng Phú I. Sơ nét: Đình Hưng Phú tọa lạc tại số 617/19 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Đường Bến Ba Đình đã có từ lâu, đến ngày 23/01/1945 được đặt lên là Quai Arroyo Chinois, và đến năm 1955 được đổi tên là Bến Ba Đình. II. Lịch sử di tích: Đình Hưng Phú được xây ...
Đình Vĩnh Hội  (01/12/2010)
  
Cổng đình Vĩnh Hội I. Sơ nét: Đình Vĩnh Hội tọa lạc tại số 46 đường Đình Hòa, phường 13, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (từ thời Pháp thuộc đến nay, đường được đổi tên là Đinh Hòa). Trong địa bàn tỉnh Gia Định, thôn Vĩnh Hội thuộc Tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, được thành lập trong ...
Đình Bình Đông  (01/12/2010)
  
Chính diện đình Bình Đông I. Sơ nét: Từ cầu Bà Tàng vào khoảng 300 mét, theo con rạch cùng tên là rạch Bà Tàng, ta thấy một cù lao nhỏ, rộng khoảng 2 héc ta. Trên cù lao có một ngôi đình kiến trúc rộng rãi, uy nghi, cổ kính. Tại đây, vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh ...
Chùa Thiên Phước  (01/12/2010)
  
Mặt tiền chùa Thiên Phước I. Sơ nét: Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 1581 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8. Chùa Thiên Phước do phật tử di cư từ miền Bắc vào Nam lập nên năm 1956 với những vật liệu thô sơ. Thượng tọa Thích Đạt Hảo tiếp quản chùa năm 1963, đến năm 1964 Thượng tọa Thích Nhật Hiện về trụ trì chùa. ...
Chùa Pháp Quang  (01/12/2010)
  
Chính diện chùa Pháp Quang I. Sơ nét: Chùa Pháp Quang tọa lạc tại số 71 đường Quốc lộ 50, phường 5, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở cách mạng của liên quận 7, 8 trong giai đoạn 1963 - 1975. Ni sư Tắc Thinh - trụ trì chùa Pháp Quang Chùa Pháp Quang do sư bà Đạt Đạo xây dựng năm 1948. Sư cô Thích Đạt Đạo thế danh ...
Lò gốm cổ Hưng Lợi, phường 16, quận 8, TPHCM  (01/12/2010)
  
I. Sơ nét: Di tích lò gốm Hưng Lợi hiện nay thuộc phường 16 quận 8, nằm trong địa phận làng Hòa Lục. Đây là một làng cổ nằm ven kênh Ruột Ngựa và kênh Lò Gốm. II. Sự kiện lịch sử: Theo sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 để nối liền từ Sông Cát (Sa Giang) ra phía ...
Cầu Chà Và (JaVa)  (29/11/2010)
Cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Ngày xưa vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ (Chà) bán vải; bên này cầu vùng quận 8 có rạp hát Phi Long (nay là nhà sách và trường tiểu học Lý Thái Tổ) thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng. Sau ngày 30/4/1975 cầu ...
Rạch Cát  (29/05/2009)
Rạch Cát, tên ngọn rạch ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ rạch Cần Giuộc đến ngã tư kinh Đôi, kinh Lò Gốm và rạch Ruột Ngựa. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức tập thượng, quyển 2 chép: “Ở phía bờ đông nam thượng lưu sông Tân Long, cách tây nam trên 22 dặm: nước sông chảy vào nam, quặt xuống đông 29 dặm rưỡi đến sông ...
Hố Bần  (29/03/2009)
Vùng đất Hố Bần rộng khoản 500 ha, nằm ở phía Nam của quận 8 tiếp giáp với huyện Bình Chánh, thuộc địa phận phường 6 phường 7. Trên vùng đất Hố Bần có nhiều con rạch mà những thuyền ghe nhỏ có thể qua lại. Sở dĩ vùng này được gọi là Hố Bần vì trước kia ở đây người ta khai thác đất để làm gạch ngói nên tạo thành nhiều hố, nhân dân quanh vùng gọi ...
Bến Bình Đông (Bình Đông Hội Quán)  (29/03/2009)
Từ cầu Bà Tàng (phường 6) đi khoảng 300m theo con rạch Bà Tàng thấy một cù lao nhỏ khoảng 2 ha, trên đó có một kiến trúc uy nghi, cổ kính. Đó là Định Bình Đông mà trước đây nhân dân gọi là Bình Đông Hội quán. Đình được xây dựng ngày 28/11/1852, vào thời vua Tự Đức năm thứ năm. Lúc đầu đình chỉ là ngôi nhà lá, dùng là nhà làng cho dân quanh ...
Kinh Tàu Hủ  (29/03/2009)
Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ ...
Cầu Chữ Y  (29/03/2009)
Cầu Chữ Y nằm về phía đông của quận 8, nối liền quận 5 với quận 8. Cầu có hình chữ Y, từ đường Nguyễn Biểu cách chợ Bến Thành 2 km, bắc qua 2 con kênh là kênh Bến Nghé và Kênh Tẻ, đến vùng chợ Rạch Ong và vùng cù lao Chánh Hưng của quận 8. Cầu được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1948 thì hoàn thành. Cầu Chữ Y là đầu mối giao thông quan trọng ...
Cầu Nhị Thiên Đường  (29/03/2009)
Cầu Nhị Thiên Đường bắc qua kênh đôi, nối liền nội đô quận 8 với vùng phụ cận, với Cần Giuộc, Cần Đước (Long An) qua Gò Công về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cầu được xây dựng từ năm 1925 và được đổ bê tông theo kiến trúc hiện đại. Đứng trên cầu vào buổi sáng nhìn theo kênh Đôi mênh mông thẳng tắp với tàu thuyền qua lại không ngớt, ta thấy thiên ...
Chánh Hưng  (29/03/2009)
Năm 1863 thôn Chánh Hưng thuộc tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Phía Đông của thôn Giáp Hòa Bình, tây giáp Hiệp Ân. Chánh Hưng, ngày nay là tên đường tại phường 4,5,9,10, quận 8 dài 1300m, từ bến Ba Đình (P10) đến Bình Hưng (Bình Chánh). Nguyên đường này tên đường số 113 và một phần của Quốc lộ 1, được đặt ...
Xóm Củi  (29/07/2008)
Xóm củi, bắt nguồn từ việc xóm này chuyên bán củi đun bếp. Xóm Củi, xưa được đặt tên ấp trong vùng. Xóm Củi ngày nay là tên đường tại phương 11, quận 8, có chiều dài 430m, từ đường Tùng Thiện Vương (P11) đến rạch Ụ Cây (P11). Các địa danh được tạo mới như chợ Xóm Củi, Trường PTCS Xóm Củi, rạch Xóm Củi.
Phú Định  (29/06/2008)
Phú Định, xưa là một tên làng trong vùng. Phú Định, ngày nay là tên bến dài 3.150m, từ bến đò Hoà Lục (P.16) đến đường An Dương Vương, phường 16, quận 8, địa danh tạo mới cầu Phú Định.
Mễ Cốc  (29/04/2008)
Mễ Cốc, danh từ Hán Việt, chỉ bến này buôn bán gạo ngày xưa. Bến Mễ Cốc dài 1.500m, từ Kinh Ngang số 3 đến Rạch Cát, phường 15, quận 8. Nguyên đường này tên Poterles, rồi đổi tên Lê Lai từ ngày 04.05.0954, sau đó đổi tên Mễ Cốc từ ngày 06.10.1955.
Rạch Ong  (29/03/2008)
Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch ...
Hưng Phú  (29/02/2008)
Năm 1863, thôn Hưng Phú thuộc tổng Tân Phong Trung, huyện Tan Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Phía đông giáp thôn An Bình, tây giáp thôn Bình Long, nam giáp Chánh Hưng. Đường Hưng Phú dài 2.450m, từ cầu Chữ Y đến đường Dã Tượng phường 8, 9, 10. Nguyên đường này tên đường số 70, đổi tên đại lộ Abattoir từ ngày 04.05.1954, đổi tên Hưng Phú ...
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm