SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
8
6
2
4
5
An ninh trật tự 31 Tháng Mười 2012 10:45:00 SA

Tình hình hoạt động của tội phạm cướp giật có phương tiện trên địa bàn thành phố

Trong 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tội phạm cướp giật so với 6 tháng đầu năm 2011 tuy có giảm 67 vụ (11,65%), nhưng tình hình còn phức tạp (toàn thành phố xảy ra 508 vụ), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT ở thành phố và tính mạng, tài sản của người dân.

Để cướp giật được tài sản, các đối tượng thường dùng các thủ đoạn sau:

1.   Các đối tượng cướp giật thường sử dụng các loại xe có phân khối lớn, tốc độ cao đi rảo quanh các tuyến đường, khi phát hiện nạn nhân mang tài sản, tên điều khiển xe liền áp sát để tên ngồi sau giật tài sản rồi bỏ chạy và đồng bọn sẵn sàng truy cản nếu bị đuổi bắt.

2.   Lợi dụng đêm khuya, khu vực ít người qua lại, các đối tượng chặn đầu xe nạn nhân (thường là phụ nữ đi một mình) để cướp giật tài sản.

3.   Lợi dụng sơ hở của những người sử dụng điện thoại di động trên đường phố hoặc mang tài sản có giá trị (dây chuyền, khuyên tai, tiền, laptop…) trên người và trong túi xách để tiếp cận, cướp giật rồi bỏ chạy.

4.   Đeo bám theo những người vừa rút tiền tại các ngân hàng với khoảng cách từ 10-20 mét đến địa điểm thuận lợi (phía trước thấy vắng người, có đường quẹo, thuận tiện cho việc tẩu thoát) thì chúng tăng tốc độ kè sát nạn nhân nhanh chóng giật túi đựng tiền rồi tẩu thoát. Nếu bị truy đuổi, thì đồng bọn phía sau sẽ “cản địa”, gây khó khăn cho người truy bắt. Có trường hợp đối tượng “cản địa” còn giả bộ hỏi han nạn nhân nhằm kéo dài thời gian và làm mất tập trung của nạn nhân trong việc truy hô người đi đường hỗ trợ.

5.   Có đối tượng đóng giả hành nghề xe ôm hoặc đang chờ người quen đứng ở ngã 3, ngã 4, đầu đường. Khi phát hiện người đi đường có mang tài sàn, chúng sẽ bám theo đến đoạn đường thuận lợi thì cướp giật tài sản. Có vụ chúng mặc giả quần áo tài xế taxi, nhân viên bảo vệ các khách sạn để cướp giật khi nạn nhân sơ hở.

6.   Gần đây có băng nhóm tội phạm từ 8 đến 10 tên (có cả nữ) đi xe máy phân khối lớn. Khi chúng phát hiện nạn nhân có đeo túi xách, tiền để trong người, chúng cho 3-4 xe cản đầu xe nạn nhân để dàn cảnh 01 vụ đụng xe nhằm làm nạn nhân mất cảnh giác để đồng bọn từ phía sau móc túi, cướp giật túi xách của nạn nhân rồi tẩu thoát.

Để góp phần phòng, chống tội phạm cướp giật, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị nhân dân thành phố chú ý những vấn đề sau:

1.   Không nên dừng, đậu xe nơi vắng tối, không có ánh sáng, nếu đi qua khu vực này cần và nên đi từ 02 người, cảnh giác khi phát hiện có đối tượng nghi vấn. Đề nghị các Tổ dân phố  vận động nhân dân trang bị thêm đèn chiếu sáng ở các đường hẻm tối vắng trên địa bàn.

2.   Không sử dụng ĐTDĐ khi đi trên đường. Trường hợp cần sử dụng thì đậu xe trên lề đường và chú ý quan sát những người xung quanh.

3.   Nếu có yêu cầu vận chuyển tiền với số lượng lớn thì dùng xe chuyên dụng hoặc xe ô tô, taxi để vận chuyển và bố trí đủ người canh giữ bảo vệ khi đưa tiền lên xe và mang tiền xuống xe đi vào nhà, vào hẻm.

4.   Khi đi trên đường nếu mang dây chuyền, vòng vàng nên cài kín nút áo cổ, không để lộ dây chuyền vòng vàng ra ngoài; nếu mang túi xách nên móc chặt vào móc xe, bỏ vào cốp xe (nếu có) hoặc ràng buộc chặt chẽ, kỹ càng, cẩn thận vào xe.

5.   Trên đường đi nếu phát hiện có đối tượng nghi vấn theo sau mình (như nhìn, ngó xe người vận chuyển, người đi đường) thì chạy chậm sát vào lề đường hoặc tấp xe vào nơi an toàn có đông người.

6.   Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM nên có người đi cùng và quan sát, cảnh giác khi rời khỏi ngân hàng và ATM.

7.   Khi bị đối tượng cướp giật nên tri hô để những người xung quanh hỗ trợ, đồng thời cố gắng ghi nhớ nhận dạng của đối tượng, loại xe, biển số xe… và đến ngay cơ quan Công an gần nhất để trình báo vụ việc.

8.   Đề nghị nhân dân đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm, khi phát hiện đối tượng có biểu hiện nghi vấn cướp giật báo ngay cho Công an địa phương nơi cư trú hoặc Cảnh sát 113 CATP và hỗ trợ lực lượng Công an trong việc xác minh, truy bắt đối tượng.

 

(Xuân Hồng - VPUBND Q8)

Nguồn Công an Thành phố Hồ Chí Minh

 


Số lượt người xem: 2405    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TRONG LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ NĂM 2023
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG LUẬT GIÁ NĂM 2023
QUẬN 8: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Chiều ngày 10/4/2024, Công an Quận 8 phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo quận tổ chức lễ ký kết kế hoạch phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, bảo đảm an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: ...
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG HỌC SINH CẦN LƯU Ý
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người dân tộc thiểu số và Người khuyết tật trên địa bàn Phường 13  (06/04)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với dân quân tự vệ  (28/03)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với thanh niên  (27/03)
  Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile  (25/03)
  Một số điểm nổi bật trong luật phòng thủ dân sự năm 2023  (23/03)
  Một số điểm mới trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023  (23/03)
  Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023  (15/03)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm