SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
3
3
1
8
9
2
Tư vấn & Tìm hiểu pháp luật 15 Tháng Mười 2015 1:50:00 CH

Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 17/8/2015 của Bộ Công thương, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chuyển hồ sơ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 17 tháng 8 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn chuyển hồ sơ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự, theo đó người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:

1. Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.

2. Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hình chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hình chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiến đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.

Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Về thành phần hồ sơ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra, tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định bao gồm:

- Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện.

- Biên bản vi phạm hành chính.

- Bản tính số lượng điện bị trộm cắp và giá trị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Biên bản kiểm tra sử dụng điện (nếu có), Biên bản kiểm tra hoạt động điện lực (nếu có).

- Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng (nếu có).

- Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có).

- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có).

- Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015.

Phạm Thanh Bình-Phòng Tư pháp Quận 8

 

Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định: Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.


Số lượt người xem: 3606    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Ngày 09 tháng 5 năm 2024, Phòng Tư pháp Quận 8 phối hợp Hội Cựu chiến binh Quận 8 tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tham dự buổi tuyên truyền có ông Lê Lý Trọng Hiếu - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Quận 8, ông Ngô Hồng Thái - Phó chủ ...
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG NĂM 2023
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CĂN CƯỚC 2023
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
  Một số điểm nổi bật trong Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở năm 2023  (05/05)
  MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TRONG LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ NĂM 2023  (17/04)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG LUẬT GIÁ NĂM 2023  (17/04)
  QUẬN 8: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC  (12/04)
  MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2023  (11/04)
  MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG HỌC SINH CẦN LƯU Ý  (08/04)
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người dân tộc thiểu số và Người khuyết tật trên địa bàn Phường 13  (06/04)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm