SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
6
2
1
5
5
Hoạt động khối phường 14 Tháng Bảy 2019 9:40:00 SA

KHU PHỐ 3 PHƯỜNG 16 TỔ CHỨC VỀ NGUỒN “MÃI MỘT NIỀM TIN”

Sáng 13/7, Khu phố 3 (Phường 16) tổ chức về nguồn với chủ đề "Mãi một niềm tin" kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn đã tham quan và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại di tích lịch sử Chiến thắng Ấp Bắc, đền thờ nữ tướng, anh hùng Nguyễn Thị Định, cụ Nguyễn Đình Chiểu. Chuyến đi một lần nữa khẳng định giá trị lịch sử vẻ vang của dân tộc, của cách mạng Việt Nam.   

Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang), nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 2-1-1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trận Ấp Bắc là nơi đối đầu lịch sử; xảy ra vào thời điểm mà Mỹ Diệm muốn dốc nỗ lực để hoàn thành kế hoạch 18 tháng, còn ta thì là thời kỳ tìm tòi phương thức tác chiến để cách mạng đứng vững và phát triển. Chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đường cho cao trào tiêu diệt sinh lực địch trong càn quét, bắn máy bay, đánh thiết giáp và đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao. Thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa về chiến thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Bởi, chiến thắng Ấp Bắc đã đánh dấu sự phát triển thế và lực của cuộc chiến tranh cách mạng, cổ vũ mạnh mẽ quân và dân miền Nam đẩy mạnh phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Mặt khác, đây là trận mở đầu cho sự khủng hoảng về chiến thuật và là dấu hiệu phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”. Trong thế kỷ 20, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người phụ nữ thật xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920, tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà tham gia hoạt động cách mạng năm 1936 khi vừa tròn 16 tuổi, hai năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bến Tre. Khi bà mới sinh con 3 ngày, mật thám đến nhà vây bắt ông Bích. Ông bị kết án 5 năm tù, bị đày biệt xứ rồi hy sinh tại Côn Đảo.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người gốc Thừa Thiên Huế, làm thư lại ở Văn hàn ti thuộc Tổng trấn Gia Định thành. Không chỉ là nhà giáo, thầy thuốc, Nguyễn Đình Chiểu còn là nhà thơ, "ngôi sao sáng nhất trong nền văn học ở miền Nam nửa sau thế kỷ 19". Khoảng năm 1851, ông viết truyện thơ Lục Vân Tiên, tỏ rõ lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà. Năm 1888, nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu qua đời. Ngày đưa tiễn ông, cánh đồng An Đức (Ba Tri, Bến Tre) rợp khăn tang. Tên của ông được đặt cho tên đường ở tỉnh, thành phố. Ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị nổi tiếng của thủ đô cũng được đặt theo tên của nhà văn hóa yêu nước này.

 

 

 

Đoàn tham quan và tưởng niệm tại Đền thờ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

 

 

Đoàn tham quan và tưởng niệm tại Đền thờ nữ tướng, anh hùng Nguyễn Thị Định

 

 

 

Đoàn tham quan và tưởng niệm tại Di tích lịch sử Chiến thắng Ấp Bắc

Thành Nam - UBND Phường 16

 


Số lượt người xem: 754    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm