SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
2
4
6
4
9
Đề cương tuyên truyền 03 Tháng Sáu 2018 3:55:00 CH

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TIẾNG ỒN

PHẦN I: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN (QCVN 26:2010/BTNMT) được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1. Phạm vi điều chỉnh:

- Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.

- Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.

- Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Giải thích thuật ngữ

3.1. Khu vực đặc biệt

Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.

3.2. Khu vực thông thường

Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

4. Quy định kỹ thuật giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn.

- Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo mức âm tương đương), dBA

TT

Khu vực

Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ

1

Khu vực đặc biệt

55

45

2

Khu vực thông thường

70

55

- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.

PHẦN II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TIẾNG ỒN

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. (Khoản 1 Điều 17).

Mức phạt: Phạt cảnh cáo.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA (Khoản 2 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA (Khoản 3 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA (Khoản 4 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA (Khoản 5 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA (Khoản 6 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA (Khoản 7 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA (Khoản 8 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA (Khoản 9 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây tiếng ồn vượt chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA (Khoản 10 Điều 17)

Mức phạt: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung (Khoản 11 Điều 17)

- Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

- Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả (Khoản 12 Điều 17)

- Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Hành vi:

- Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác. (Điểm b Khoản 1 Điều 5)

Mức phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.

Hành vi:

- Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng. (Điểm c Khoản 2 Điều 5).

- Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng. (Điểm đ Khoản 2 Điều 5).

Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng (Điểm b Khoản 3 Điều 5)

Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi: Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điểm a Khoản 4 Điều 5)

Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy địng tại Khoản 4 Điều này.

Hành vi:

- Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. (Điểm a Khoản 1 Điều 6)

- Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điểm c Khoản 1 Điều 6)

Mức phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức.

PHẦN III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Hành vi:

- Môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ (Khoản 1, Điều 20)

Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi:

- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. (Điểm a, Khoản 2, Điều 20)

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.(Điểm b, Khoản 2, Điều 20)

- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. (Điểm c, Khoản 2, Điều 20)

Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức

Hành vi:

- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ. (Điểm a, Khoản 3, Điều 20)

- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ. (Điểm b, Khoản 3, Điều 20)

- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.(Điểm c, Khoản 3, Điều 20)

Mức phạt:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Hình thức xử phạt b sung:

Tịch thu stiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 20.

Đồng thời, Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015  quy định Tội chống người thi hành công vụ:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN 8

 


Số lượt người xem: 1322    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm