SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
5
7
9
1
2
Tin Đời sống - Y tế - Môi trường - Văn minh đô thị 20 Tháng Bảy 2023 10:05:00 SA

Những điểm mới của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường 2014

Vấn đề về môi trường đang là chủ đề nóng được quan tâm hiện nay. Ngày 17 tháng 11 năm 2020 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua thông qua Luật Bảo vệ môi trường, bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện, trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường.

Vậy Luật Bảo vệ môi trường 2020 có những điểm khác biệt nào so với Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ra sao. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu:

Nội dung

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Luật Bảo vệ môi trường 2014

1.     Về cấu trúc

16 Chương, 171 Điều

20 Chương,  170 Điều

2.     Về giải thích từ ngữ

- Thay đổi theo hướng giảm nhẹ sắc thái từ ngữ. Bổ sung thêm 1 số thuật ngữ quan trọng như cộng đồng dân cư và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.  

- Bổ sung thêm “cộng đồng dân cư” và  “giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” - Ngoài ra trong luật 2020 quy định ứng phó với biến đổi khí hậu giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-zôn. Cụ thể bổ sung quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-zôn; xác định nội dung và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Không có thuật ngữ về cộng đồng dân cư và giảm phát thải khí nhà kính.

Có định nghĩa khí nhà kính nhưng chưa định nghĩa hiệu ứng nhà kính.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 chỉ quy định ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giúp con người thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

 

 

3.     Về nguyên tắc bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân. Ngoài ra còn bổ sung thêm nguyên tắc bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, vấn đề trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cho thấy tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người và cả trong phát triển kinh tế - xã hội.

Quy định bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ. Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của bất kỳ một ai mà nó là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của tất cả mọi người.

4.     Về di sản thiên nhiên

Dành một Mục riêng (Mục 4, chương II) để quy định về BVMT di sản thiên nhiên, trong đó có các quy định về di sản thiên nhiên; việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên; các nội dung về BVMT di sản thiên nhiên (điều tra, đanh giá, quản lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ di sản thiên nhiên).

 

5.     Về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước.

Chia thành 3 nhóm gồm bảo vệ môi trường nước mặt, bảo vệ môi trường nước dưới đất và bảo vệ môi trường nước biển. Bao quát hơn luật Bảo vệ môi trường 2014.

Gồm bảo vệ môi trường nước sông, ao hồ, thủy điện, thủy lợi và môi trường nước dưới đất.

6.     Về nhiệm vụ bảo vệ môi trường không khí.

Bổ sung thêm quy định mới gồm:

- Người dân phải được thông báo và cảnh báo kịp thời về tình trạng ô nhiễm không khí nhằm giảm thiểu tác động về sức khỏe cộng đồng.

- Những nguồn phát thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo đúng quy định.

- Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Quy định hẹp hơn.

7.     Về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

-  Quy định việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi quyết định đầu tư. Mỗi dự án đầu tư chỉ lập 1 ĐTM duy nhất (trừ trường hợp dự án được phép tách thành nhiều dự án độc lập).

- Các biện pháp xử lý chất thải gồm đánh giá về đề xuất biện pháp xử lý chất thải như giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải, thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở công trình, hạng mục xử lý chất thải; phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố gây ô nhiễm môi trường.

- Các dự án không phải tham vấn gồm dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước.

- Quy định đối tượng lập ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

- Các biện pháp xử lý chất thải trong nội dung ĐTM chưa rõ ràng.

- Các dự án không phải tham vấn gồm dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho giai đoạn đầu tư xây dựng hoặc thuộc danh mục bí mật nhà nước.

8.     Về đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM)

- Đối tượng thực hiện ĐCM gồm quy hoạch tổng thể, không gian biển, ngành, đô thị, nông thôn cấp quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tác động đến môi trường. Đồng thời dự án quy hoạch vùng, tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Cơ quan thẩm định gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đối với quy hoạch thuộc bí mật quốc phòng, an ninh. Thời hạn thẩm định là 25 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ khi họp hội đồng thẩm định báo cáo ĐCM thì cơ quan thẩm định gửi văn bản thông báo kết quả.

- Đối tượng thực hiện gồm chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm, hành lang - vành đai kinh tế; quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ 2 huyện trở lên hay ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh tác động đến môi trường.

 Cơ quan thẩm định báo cáo ĐCM gồm Bộ TNMT; Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh.

9.     Về phân loại rác thải.

 Các nội dung về quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác được quy định từ Điều 72 đến Điều 88, trong đó các vấn đề về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định cụ thể và rõ ràng hơn: quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt…theo đó các quy định hướng tới thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn, nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải nộp sẽ cao, định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải Ngoài ra, Luật cũng quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Không có quy định rõ ràng về phân loại rác thải.

10.    Giấy phép môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 ban hành một Mục riêng (Mục 4, chương IV) để quy định về Giấy phép môi trường (tích hợp 7 loại giấy phép hiện có về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước thành Giấy phép môi trường), được quy định từ Điều 39 đến Điều 49. Theo đó, có 03 (ba) nhóm quy định thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường; ngoài ra, các vấn đề về: nội dung giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp giấy phép; căn cứ và thời điểm cấp giấy phép; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; quyền, nghĩa vụ của chủ dự án được cấp giấy phép môi trường; trách nhiệm của các cơ quan cấp giấy phép môi trường…Đặc biệt, Luật cũng quy định kể từ ngày Giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực (khoản 6, Điều 42).

- Quy định 07 loại giấu phép thành phần gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả khí thải công nghiệp, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại (CTNH), giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH).

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

11.   Đăng ký môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 bổ sung thêm “đăng ký môi trường” tại điều 49. Trong đó có quy định cụ thể về đối tượng phải đăng ký giấy phép môi trường và đối tượng được miễn đăng ký môi trường, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nội dung đăng ký môi trường, trách nhiệm của chủ dự án đầu tư, thời điểm đăng ký môi trường.

 

 

 

 

Kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại mục 4 từ điều 29 đến điều 34 trong đó quy định về đối tượng phải lập báo cáo môi trường, nội dung kế hoạch lập bảo vệ môi trường, thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận cũng như trách nhiệm của cơ quan xác nhận giấy phép môi trường.

12.    Tăng cường hiệu quả quản lý môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bổ sung nội dung về phát triển kinh tế môi trường, kiểm toán môi trường nhằm tăng cường nguồn lực, năng lực, hiệu quả quản lý môi trường. Trong đó có các quy định về: chính sách về phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; mua sắm xanh; khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên; kinh tế tuần hoàn... được thể hiện tại các Điều 142 đến Điều 147.  Luật BVMT cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan tại Điều 160 Luật BVMT.

 

Đính kèm quan8.hochiminhcity.gov.vn/Hnh%20nh%20bn%20tin/2023-7/Bang-so-sanh-Luat.pdfBang-so-sanh-Luat.pdf


Số lượt người xem: 158    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm