SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
4
7
8
4
3
Tin tức sự kiện 26 Tháng Mười Một 2010 9:10:00 SA

Vai trò của gia đình với việc thực hiện bình đẳng giới

Thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin Triển lãm – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bản tin quận - huyện, giới thiệu một số nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản giáo dục về đời sống gia đình.

-        Bình đẳng trong thực hiện công việc gia đình:

Vợ chồng, con trai và con gái đều có nghĩa vụ như nhau trong việc thực hiện công việc gia đình. Sự phân công công việc không nhất thiết tuân theo đặc điểm giới như phụ nữ làm nội trợ, nam giới làm những việc nặng mà tùy thuộc vào đặc điểm thể chất, có tính đến sở thích, sở trường của từng cá nhân. Thời lượng thực hiện công việc gia đình phải đảm bảo cho cá nhân đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện các công việc khác và tái tạo sức lao động.

-        Bình đẳng trong việc hưởng thụ các cơ hội:

+ Việc làm, học tập và phát triển cá nhân:

Vợ chồng, con trai và con gái, những thành viên trong gia đình thuộc độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi trở lên) và tuổi đi học (từ bậc học mầm non trở lên), có đủ năng lực về sức khỏe và trí tuệ đáp ứng được những yêu cầu của công việc cũng như học tập. Không có sự phân biệt giữa bất kỳ thành viên gia đình nào trong việc hưởng thụ các cơ hội lao động và học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình.

Các thành viên trong gia đình được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển những năng lực, sở trường của từng cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội và điều kiện cụ thể của gia đình.

+ Chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa và hưởng thụ các dịch vụ phúc lợi xã hội:

Các thành viên trong gia đình không phân biệt giới tính, tuổi tác đều có cơ hội ngang bằng nhau trong việc hưởng thụ sự chăm sóc y tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tái tạo sức lao động được cung cấp từ gia đình và xã hội.

+ Phân chia tài sản, thừa kế tài sản:

Việc phân chia tài sản, thừa kế tài sản giữa cha mẹ và con, vợ chồng, anh chị em trong gia đình khi đang tồn tại cũng như khi kết thúc quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống đều phải tuân theo những quy định của pháp luật, đảm bảo sự công bằng.

-        Bình đẳng trong việc được cung cấp thông tin, bàn bạc và ra quyết định cho những công việc trong gia đình:

Đảm bảo sự dân chủ giữa các thành viên gia đình trong việc được bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng; được cung cấp, chia sẻ thông tin, bày tỏ quan điểm, bàn bạc và ra quyết định đối với những công việc liên quan đến lợi ích của cá nhân nói riêng và gia đình nói chung.

+ Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tình dục, thực hiện chức năng sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình:

Tôn trọng những sở thích, mong muốn của cá nhân vợ và chồng, tích cực trao đổi để tiến tới nâng cao chất lượng đời sống tình dục, tạo sự hòa hợp.

Người vợ và người chồng cùng chủ động tiếp cận đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về tình dục, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Có ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình; phòng tránh các bệnh xã hội như HIV/AIDS, các bệnh lây qua đường tình dục; chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình; sống chung thủy một vợ và một chồng.

+ Bình đẳng giữa cha mẹ và con trong việc quyết định những vấn đề của cá nhân và gia đình:

Cha mẹ và con cần chủ động chia sẻ thông tin. Con được bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng, ý kiến cho những quyết định liên quan tới cá nhân, cha mẹ và gia đình. Cha mẹ cần lắng nghe, tôn trọng những mong muốn, nguyện vọng và ý kiến đó; đặt lợi ích vật chất và tinh thần của con lên trên hết khi quyết định những vấn đề liên quan tới con, cha mẹ và gia đình.

(Trung Tâm Thông Tin Triển Lãm)


Số lượt người xem: 2892    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm