SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
2
1
6
1
1
7
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 07 Tháng Bảy 2014 9:35:00 SA

Kỳ 68: Sống với nhau có nghĩa có tình

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, hành trang giản dị mà Bác Hồ mang theo chính là tình yêu thương con người. Trong lời Di chúc, Bác viết: “Muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Theo Bác, tình yêu thương con người là không biên giới. Yêu thương là phải sống với nhau có nghĩa, có tình. Bác luôn mong muốn “Phần tốt ở mỗi con người ny nở như hoa mùa xuân, phần xấu bị mất dần đi” và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời.

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu: Thương người như thể thương thân, đó là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bác Hồ đã đúc kết lại truyền thống đó là: nhân dân ta từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Từ khi có Đảng lãnh đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, tình nghĩa ấy càng thêm cao đẹp, trở thành đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Thật vậy, tình thương của Bác sâu thẳm như biển cả, nhưng đồng thời lại thiết thực như hạt gạo, hạt muối. Thấy Bác ngày một già yếu, các nghệ sĩ nặn tượng tha thiết làm tượng cho Bác, Bác ân cần bảo: “Không có nhân dân thì không có Bác, các chú hãy nặn tượng đồng bào, chiến sĩ, nặn tượng thanh niên, thiếu niên anh hùng”. Bác nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho dân, cho nước. Trước hết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc kháng chiến, là mẹ Việt Nam Anh hùng, là cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nông dân, là thanh niên, phụ nữ... vừa chăm lo cho hiện tại, vừa đào tạo cho tương lai. Nhân ngày sinh nhật Bác, đồng bào đến chúc thọ và tặng quà, Bác xin đồng bào hãy nghĩ đến những người nghèo khó, hơn là hao phí cho Bác. Giữa mùa đông rét mướt, Bác đã từng cởi chiếc áo của mình cho một tù binh. Bác mong muốn mọi người sống với nhau vì cái nghĩa, cái tình, gắn bó, nương nhờ vào nhau để cùng phát triển. Bác nói: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”. Năm 1966, Bác đã cho mang bản Di chúc viết năm 1965 ra để bổ sung, sửa chữa, Bác đề nghị bổ sung câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước lúc đi xa, Bác đã nhắc lại điều đó. Phải chăng Bác muốn căn dặn chúng ta, tình đồng chí thương yêu lẫn nhau là điều quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân. Nếu không xuất phát từ điều đó sẽ chẳng còn điều gì có ý nghĩa cả.

Theo Bác, “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” được thể hiện cụ thể ở sự yêu quý, kính trọng giữa con người với nhau, luôn vị tha, bao dung, độ lượng và sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Yêu thương, chia sẻ và cố gắng làm nhiều việc có ích, thể hiện lòng nhân ái, sống có nghĩa, có tình, có trước, có sau. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, lời dạy chân tình, sâu sắc của Bác, Đảng bộ và nhân nhân Quận 8 đã có nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần xây dựng và phát triển địa phương ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình; việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 tại nhiều đảng bộ, chi bộ đạt kết quả tốt, tình đồng chí, đồng đội được vun đắp, cùng thương yêu, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

            Những điều Bác dạy chính là những điều cuộc đời Bác đã trải qua. Nhớ lời căn dặn và mong muốn của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sống với nhau sao có tình, có nghĩa, từ tình nghĩa gia đình, quê hương, đến “tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà”. Đó chính là thực hiện tâm nguyện suốt đời của Bác - nét đẹp vĩnh hằng của đạo đức Hồ Chí Minh.

 

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

 

 

 


Số lượt người xem: 2224    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm